Chuyên gia về chăm sóc sức khỏe giới tính - Lê Thúy Tươi cho biết, nội tiết tố nữ (hormone nữ) có nhiều loại bao gồm: hormone hướng sinh dục GnRH, hormone truyền tin FSH, LH và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, testosterone... Trong đó, bộ ba nội tiết tố quan trọng estrogen, progesterone và testosterone sản sinh cần có sự chỉ đạo của vùng hạ đồi (não bộ), buồng trứng và tuyến yên thông qua các hormone là GnRH, FSH và LH.
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi chia sẻ thêm, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng được ví như "hệ điều hành" chỉ đạo việc sản xuất, điều phối bộ nội tiết tố theo nhu cầu của cơ thể. Trong đó, buồng trứng nhận các mệnh lệnh từ não bộ - tuyến yên để sản xuất các hormone sản sinh cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Việc sản xuất nội tiết tố được điều chỉnh thông qua cơ chế phản hồi, tức là khi nội tiết tố của buồng trứng suy giảm sẽ tác động về não bộ để kích thích tuyến yên giải phóng các kích dục tố như FSH, LH. Ngược lại nếu các hormone của buồng trứng tăng sẽ có phản hồi về não làm giảm bài tiết các kích dục tố.
Nội tiết tố giúp hoàn thiện chức năng sinh lý của các bộ phận sinh dục, góp phần mang lại làn da mịn màng, săn chắc và tươi trẻ. Nó còn duy trì sức khỏe ổn định, tạo ra ham muốn tình dục, khả năng thụ thai cao, tránh nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư và các bệnh chuyển hóa...
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố và cách cải thiện
Từ sau tuổi 30, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bắt đầu hoạt động suy yếu, không còn phối hợp nhịp nhàng khiến nội tiết tố nữ bị rối loạn, tăng giảm, trồi sụt thất thường. Theo công bố của các nhà khoa học của Đại học Edinburgh (Anh), phụ nữ bị mất 90% số trứng trước tuổi 30 và chỉ còn 3% số trứng ở độ tuổi 40. Số lượng trứng suy giảm kéo theo bộ ba nội tiết tố giảm nhanh, tỷ lệ của các nội tiết tố không còn cân đối, hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng mất thăng bằng.
Ngoài yếu tố tuổi tác, nội tiết tố có sự biến động bất thường còn gặp ở những đối tượng như: phụ nữ sau sinh, phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng, sử dụng thuốc tránh thai, thường xuyên căng thẳng, sử dụng chất kích thích, dinh dưỡng mất cân đối... Đây cũng là những yếu tố tác động đến lên hệ trục, góp phần gây ra tình trạng nhiễu loạn nội tiết tố. Chị em phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về mặt thể chất và tinh thần, nhan sắc và khả năng chăn gối như da sạm nám, nhăn nheo, cơ thể không còn cân đối, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, lão hóa da, rối loạn bài tiết, giảm khả năng sinh sản, khô teo âm đạo, giảm ham muốn tình dục...
Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, để ổn định nội tiết tố nữ giúp cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ, bạn cần các giải pháp cả bên trong và bên ngoài tác động vào "hệ điều hành" não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Cụ thể, chị em cần xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh; có chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc; giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
"Chị em có thể dùng thêm các loại thảo dược như Lepidium Meyenii có chứa nhiều chất khoáng, vitamin nhóm B (B1, B2, B12), vitamin C và E, các amino acid, nhóm sterols, nhóm acid béo. Những dưỡng chất này có tác động tích cực đến hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng, hỗ trợ hệ trục này chi phối sản xuất, điều hòa hormone nữ đúng và đủ nhu cầu của phụ nữ. Nhờ đó, chị em tăng cường sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý", Tiến sĩ Lê Thúy Tươi nói.
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa và cải thiện tự nhiên, chị em ở độ tuổi sau 30 cần theo dõi sức khỏe, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu khác thường nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, cũng như điều trị các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Phan Quyên