Hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol (cồn công nghiệp). Cả hai loại rượu này đều được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất. Trong đó, ethanol được lên men từ các loại ngũ cốc, củ chứa tinh bột hoặc đường. Methanol được lên men từ nguyên liệu chứa cellulose (gỗ).
Methanol có mùi đặc trưng, vị ngọt hơn ethanol. Khác với ethanol (rượu uống), methanol tinh khiết có độc tính cao, không thích hợp để uống. Chúng chủ yếu được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học; chất chống đông cho ống dẫn xăng dầu; dung môi trong nước tẩy sơn, nước lau kính ô tô, mực in máy photocopy và làm chất đốt...
Ngoài ra còn một số dạng khác của rượu bao gồm cồn isopropy (trong kem dưỡng da, nước thơm, các sản phẩm tẩy rửa) và ethylene glycol (một thành phần trong chất chống đông, dung môi, sơn, hợp chất tiền chất cho polyme để sản xuất chai nhựa cho nước giải khát...). Tất cả các loại này đều có thể gây ra các loại ngộ độc, tuy nhiên hiếm gặp.
Câu 3: Ngộ độc methanol và ethanol khác nhau thế nào?