- Em có nhân giáp phát hiện 2018 chỉ theo dõi không cần điều trị. Con trai đầu đã 6 tuổi, bé bình thường. Năm 2019, em mang thai lần 2 nhưng khi thai 22 tuần phát hiện thai nhi bị bướu bạch huyết lớn ở cổ, trước đó vẫn khám thai đều đặn, kết quả chọc ối chưa thấy bất thường nhiễm sắc thể, bé mất sau khi được sinh 8 tháng. Hiện tại, em muốn mang thai lần nữa nhưng thắc mắc liệu nhân giáp của bản thân và bướu bạch huyết của con có khả năng di truyền? Ở độ tuổi này, em cần kiểm tra hoặc làm xét nghiệm gì trước khi mang thai để tránh bệnh lý hoặc dị tật thai nhi? (Đỗ Mỹ An, 38 tuổi, TP HCM)
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, nhân giáp của bạn và việc bé có nang bạch huyết không liên quan. Nang bạch huyết vùng cổ là bất thường xảy ra có thể phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể liên quan bất thường nhiễm sắc thể. Khi bạn đã làm sàng lọc và thấy bé không bị bất thường nhiễm sắc thể, đối với em bé sau sinh 8 tháng, bị mất thì có thể có nhiều nguyên nhân. Bạn cần cung cấp thêm thông tin về lý do qua đời của bé, có thể do rối loạn chuyển hóa của trẻ sơ sinh. Hiện nay sơ sinh phát triển nên có thể tầm soát nhiều bất thường sơ sinh. Bạn có thể mang thai lần nữa nhưng chúng ta cần chú ý trong suốt thai kỳ.
- Con tôi hiện được hai tháng rưỡi. Tôi nghe nói ở Bệnh viện Tâm Anh có gói khám xét nghiệm tầm soát đến 73 bệnh lý ở trẻ sơ sinh, xin bác sĩ chia sẻ thêm thông tin về các gói sàng lọc sơ sinh này? Khám sàng lọc sơ sinh là khám những gì? Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh được tiến hành như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Vì sao nên khám sàng lọc sơ sinh và thực hiện vào giai đoạn nào là tốt nhất ạ? (Bùi Vũ Lâm, 35 tuổi)
- Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng - Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ, theo thống kê năm 2017 tại Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội, hàng năm có khoảng 1,5 triệu trẻ chào đời, khoảng 40.000 trẻ mắc dị tật bẩm sinh. Những bệnh lý thường gặp như thiếu men G6PD (chất giúp hồng cầu bền vững) khiến hồng cầu dễ vỡ - khoảng 30.000 trẻ mắc; 200-300 trẻ mắc suy giáp bẩm sinh; 1.000 trẻ sinh ra thì 9 trẻ mắc tim bẩm sinh, trong đó 25% dị tật nặng cần xử trí ngay ở giai đoạn sơ sinh; 1.000 trẻ sinh ra có 4-5 trẻ giảm thính lực bẩm sinh (điếc). Những dị tật này cần chú ý phát hiện sớm để can thiệp kịp thời.
Gói sàng lọc 73 bệnh thực hiện bằng cách lấy máu gót chân em bé, tốt nhất là 48h đầu sau sinh. Nhiều phụ huynh hỏi bé một tháng mới lấy máu sàng lọc bệnh được hay không? Trường hợp này, bác sĩ lấy vẫn được nhưng về ý nghĩa tầm soát thì nên lấy sớm để can thiệp kịp thời. Ví dụ trong 48h đầu phát hiện suy giáp bẩm sinh, thiếu hụt chất nội tiết khiến bé trì trệ, chậm phát triển trí não, thấp lùn. Nếu phát hiện sớm có thể bổ sung qua đường uống để bé phát triển bình thường.
Còn bệnh thiếu men G6PD, hồng cầu dễ vỡ, khi tiếp xúc với một số thuốc, thức ăn (đậu Hà Lan) có thể tầm soát. Bệnh này có tỷ lệ mắc cao, có thể tư vấn gia đình hạn chế cho bé những thức ăn, thuốc oxy hóa để tránh vỡ hồng cầu, vàng da, thiếu máu... Gói 73 bệnh có thể tầm soát những bệnh thường gặp hoặc hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Ví dụ bệnh tăng sinh thượng thận bẩm sinh, không thường gặp nhưng khi bị mà không phát hiện sẽ khiến bé sốc, tụt huyết áp, tử vong... Các bệnh rối loạn chuyển hóa chất đạm, sinh ra độc tố khiến bé hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong... Đây là những bệnh nên phát hiện sớm, đặc biệt 48h sau sinh.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn có một số gói như tầm soát thính lực, vì cần can thiệp trước 6 tháng tuổi mới có thể cải thiện kỹ năng nghe, nói, giao tiếp. Nếu can thiệp chậm thì từ điếc sẽ thành câm, vì không nghe là sẽ không nói được.
Kế tiếp là tầm soát tim bẩm sinh, chúng tôi đo độ bão hòa oxy, nếu nghi ngờ thì siêu âm tim để phát hiện ca nặng, sớm can thiệp. Hiện có thể can thiệp những trường hợp dị tật bẩm sinh lúc sơ sinh, giảm tử vong, cứu các bé sơ sinh.
Chúng tôi còn có thể tầm soát siêu âm não, bụng để tìm các dị tật trong các cơ quan; xét nghiệm máu xem có thiếu máu do các bệnh lý bẩm sinh, di truyền... để có hướng tư vấn cho gia đình.
Nếu chỉ làm 73 bệnh thì thời điểm tốt nhất là 48h đầu sau sinh; chi phí 1,4 triệu đồng để tầm soát bệnh lý chuyển hóa thường gặp, nguy hiểm. Ngoài ra có những gói tầm soát cơ bản, khám dị tật phát hiện trật khớp háng, vẹo cổ...; siêu âm tim, siêu âm não... chi phí khoảng 1,6 triệu đồng bao gồm cả khám. Các gói này có thể khám tổng quát cho bé, tư vấn cách chăm sóc bé, hướng dẫn phụ huynh theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng...
Ngoài ra còn có các gói tầm soát nâng cao để xem bé thiếu máu thiếu sắt hay không; định lượng canxi, vitamin D xem bé có còi xương hay không; đánh giá chức năng gan, thận... chi phí khoảng 2,7 triệu đồng giúp tầm soát sự phát triển toàn diện.
- Nhờ bác sĩ chia sẻ thêm làm thế nào tầm soát và phòng ngừa để có thai kỳ khỏe mạnh? Mẹ bầu cần nhớ các mốc khám thai và các xét nghiệm quan trọng nào?
- Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Ba tháng đầu thai kỳ cần xác định việc có thai và vị trí thai. Phụ nữ trễ kinh khoảng 1-2 tuần phải khám thai để xác định có trường hợp thai ngoài tử cung hay không, sau khi xác định có dấu hiệu sự sống hay chưa.
Có những thời điểm thai phụ cần làm xét nghiệm thường quy để tìm các bất thường xem có liên quan đến các bệnh lây truyền đường máu, đường tình dục, các bệnh mạn tính của người mẹ. Thời điểm từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, cần xét nghiệm sàng lọc lệch bội để xem trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm sắc thể như 3 nhiễm sắc thể 21; 3 nhiễm sắc thể 18, 13; bất thường về giới tính. Xét nghiệm tân tiến là xét nghiệm không xâm lấn. 3 tháng đầu mẹ có nguy cơ mắc tiền sản giật, cần dự phòng để tránh tiền sản giật, tầm soát đái tháo đường sớm.
Ba tháng giữa, từ 20-24 tuần tuổi, thai phụ cần siêu âm về hình thái học, ngoài nguy cơ lệch bội về những bất thường trên cơ thể như sứt môi, thoát vị hoành... Đến 24-28 tuần cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Ba tháng cuối thai kỳ, mẹ cần được chuẩn bị cho cuộc sinh. Ví dụ trước đây mẹ có vết mổ thì trẻ có sự bám bánh nhau hay không, nhau cài răng lược không. Thời điểm mổ lấy thai vào 34-36 tuần tùy mức độ xâm lấn. Tình trạng thai chậm tăng trưởng khởi phát muộn sau sau 32 tuần tầm soát khó hơn. Thai phụ cần thực hiện những xét nghiệm theo quy định, giúp chăm sóc tối ưu nhất cho thai.
- Thưa bác sĩ, phòng ngừa sinh non, đặc biệt là sinh non trong song thai đến nay vẫn còn là bài toán khó với cả y học thế giới. Tỷ lệ trẻ sinh non hiện nay là bao nhiêu phần trăm, nguyên nhân và những dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ sinh non?
- Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Trên thế giới, tỷ lệ hàng năm có 15 triệu trẻ sinh non; mỗi năm có 1 triệu trẻ sinh non tử vong. Tình trạng sinh non chứa nhiều vấn đề cả mẹ và bé. Đơn cử song thai, nguy cơ sinh non cao hơn đơn thai.
Để dự phòng, cần lưu ý với những phụ nữ từng sinh non như sinh lúc thai chưa tròn 34 tuần, sinh rất nhanh, từng có 2 lần mang thai, những lần đó đều sinh trước khi thai đạt độ trưởng thành như sinh trước 34 tuần lần thứ nhất, sau đó là 28 tuần... tuổi thai càng ngày càng ngắn.
Với những phụ nữ có nguy cơ sảy thai to, nguy cơ sinh non 34 tuần, việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung ở thời điểm 18 tuần. Nếu trên 25 mm thì sẽ được đặt thuốc dự phòng dọa sinh non, nếu dưới 25 mm thì phải khâu eo tử cung.
Hiện nay, với những phụ nữ lần đầu mang thai cũng được sàng lọc tình trạng cổ tử cung ngắn. Theo khuyến cáo Hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh, nên có 2 lần đo liên tiếp nhau ở 18 tuần và 20 tuần. Nếu có sự biến thiên, cổ tử cung ngắn lại thì có thể chỉ định khâu eo tử cung. Sau khi khâu eo hoặc những người tiền căn sinh non nhưng cổ tử cung không bị ngắn thì có những phác đồ: đặt thuốc đến tuần 36, khâu eo, sau 24 tuần đặt vòng nâng cổ tử cung... để tránh tình trạng vỡ ối sớm, dọa sinh non.
Với việc dự phòng sinh non thì cần sàng lọc độ dài cổ tử cung ở 18 tuần, 20 tuần. Với những phụ nữ từng 1 lần sinh non, ít nhất dưới 34 tuần, tiền căn sảy thai liên tiếp, tuổi thai nhỏ dần... thì cần đặt thuốc, khâu eo (nếu dưới 24 tuần). Còn trên 24 tuần thì vừa đặt thuốc vừa dùng vòng nâng.
Việt Nam hiện đã có Hướng dẫn quốc gia về dự phòng sinh non, chị em khi đi khám cần nêu rõ tiền thai của mình: nếu sinh non bao nhiêu tuần, sảy thai thì tuổi thai bao nhiêu, thời gian sanh (như vào viện là sanh liền, sinh ra một em bé còn sống...), đây là những dấu chỉ báo có thể sinh non một lần nữa.
- Bác sĩ có thể chia sẻ thêm trẻ sinh non phải đối mặt với những biến chứng gì?
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng:Trẻ sinh non có nhiều biến chứng liên quan đến sự chưa trưởng thành của các cơ quan.
Đầu tiên là hệ thống hô hấp, tức phổi của trẻ chưa đủ chất để làm giãn nở phổi (surfactant). Chính vì vậy, phổi trẻ ngay sau sinh bị xẹp, dễ bị thở mệt, tím tái, cần được hồi sức ngay tại phòng sinh.
Cơ quan thứ hai cũng ảnh hưởng nhiều đến trẻ là não. Não của trẻ sơ sinh non tháng rất mỏng manh, hệ thống mạch máu rất dễ vỡ và chính vì vậy xuất huyết não gặp ở nhóm tuổi thai cực non (dưới 28 tuần) tỷ lệ rất cao và để lại di chứng về sau rất nhiều.
Hệ thống thứ ba rất non yếu ở trẻ sinh non là tiêu hóa, do lượng máu cung cấp cho ruột trẻ giảm nên rất dễ bị viêm ruột, khi cho trẻ ăn bú sữa mẹ thì có thể tiêu được nhưng khi cho trẻ uống sữa công thức có thể trẻ không dung nạp được, dễ dẫn đến tình trạng viêm ruột hoại tử, bụng trẻ trướng lên, tiêu ra máu.
Ngoài ra, hệ miễn dịch trẻ còn non yếu nên nguy cơ nhiễm trùng dai dẳng trong suốt thời kỳ nằm viện, bất kỳ giai đoạn nào trẻ cũng dễ bị nhiễm khuẩn bệnh viện.
Cơ quan thứ năm là hệ thống về tim mạch. Trẻ dễ bị bệnh lý tim bẩm sinh tồn tại ống động mạch và ống động mạch này làm giảm máu nuôi các cơ quan (còn gọi là hệ thống nâng máu bị cướp máu nên các cơ quan bị thiếu máu nuôi). Những bệnh lý còn ống động mạch cũng gây nên những biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ.
Những bệnh lý về mắt, tổn thương võng mạc do mạch máu chưa trưởng thành ở tuần tuổi quá nhỏ. Như vậy có dẫn đến giảm về thị lực, thậm chí có những trường hợp không điều trị kịp trẻ có thể bị mù vĩnh viễn.
Cuối cùng là hệ thống tạo máu, nồng độ elestopoitin ở trẻ sinh non giảm so với trẻ đủ tháng, cơ thể trẻ không tạo ra được hồng cầu nên trẻ sinh non có nguy cơ thiếu máu có thể phải truyền máu trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, trẻ nằm ở đơn vị hồi sức phải làm các xét nghiệm máu, chỉ cần lấy 1-2 cc trên cơ thể 600-700 gram thì lượng máu lấy xét nghiệm cũng đủ để trẻ bị thiếu máu. Đó là những biến chứng phải đối mặt khi xử trí với những bé sinh non.
- Những vấn đề cần lưu ý khi cấp cứu, hồi sức cho trẻ sinh non ngay khi chào đời và những ngày sau đó?
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Vấn đề hồi sức cho trẻ sinh non và rất non rất quan trọng, quyết định vấn đề điều trị về sau. Hiện nay, thế giới có phác đồ giờ vàng, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề xử trí sau 60 phút đầu sau sinh thì sau đó sẽ có hiệu quả tốt cho trẻ.
Cần lưu ý vấn đề sau sinh phải giữ ấm, bọc trong túi nhựa để tránh mất nước, mất nhiệt. Kế đó là giữ cho phổi nở bằng cách cung cấp áp lực dương liên tục, giúp phổi trẻ nở ra ngay khi chưa cắt dây rốn. Tiếp theo, vấn đề kẹp dây rốn muộn với trẻ non tháng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cung cấp thêm một lượng máu trong lúc chờ dây rốn ngừng đập, có thêm lượng máu từ mẹ sang con, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, phải truyền máu về sau, huyết áp ổn định hơn...
Vì vậy trong 2-3 phút đầu sau sinh cần ổn định thân nhiệt, giúp phổi nở và kẹp rốn muộn, là những bước hồi sức trong vòng 60 phút đầu. Trong lúc chuyển bé từ phòng sinh đến phòng chăm sóc đặc biệt cần luôn cung cấp áp lực dương liên tục cho phổi trẻ không bị xẹp, bảo vệ phổi trẻ để sau đó giảm tỷ lệ điều trị thở máy, dùng thuốc giảm đi đáng kể.
60 phút đầu là giờ vàng có thể ổn định thân nhiệt, giúp bé không suy hô hấp, thiết lập đường truyền tĩnh mạch để truyền dung dịch nuôi ăn, đặc biệt là chất đường. Vì các bé sinh non không có dự trễ nên dễ hạ đường huyết, ảnh hưởng não. Khi sinh non vì nhiễm trùng từ mẹ thì cần dùng kháng sinh sớm để điều trị.
- Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp nào để nuôi trẻ sinh non và sinh cực non dưới 28 tuần thai như tại Bệnh viện Tâm Anh?
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Hiện nay thế giới có sử dụng phương pháp điều trị cho trẻ sinh non theo chiều hướng ít xâm lấn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng áp dụng những biện pháp ít xâm lấn nhất cho trẻ. Đầu tiên là bơm xiphoctang, trước đây phải đặt ống vào đường thở (ống nội khí quản), sau đó cho em bé thở máy. Khi em bé được đưa vào máy thở thì cai thở máy cho bé cũng rất khó khăn.
Hiện nay trên thế giới và tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh áp dụng ít xâm lấn, tức là đặt catheter rốn vào đường thở và trong khi đặt như vậy thì em bé vẫn thở được, không cần gắn máy thở và em bé có thể vẫn được thở qua mũi. Bác sĩ sau khi bơm thuốc thì rút ống thở ra liền và em bé tự thở bằng CPAP không cần sử dụng máy thở. Đây là phương pháp mới, đang được khuyến cáo và ưa chuộng hiện nay trên thế giới.
Khi sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp cho em bé, ưu tiên sử dụng biện pháp ít xâm lấn, tức không đặt nội khí quản và không thở máy.
Dinh dưỡng với trẻ sinh son rất quan trọng cần phải tiếp cận đường truyền vì không thể mỗi ngày cứ chích em bé nhiều lần khiến bé đau đớn, mà thường là đặt catheter trung ương, tức là trong vòng 7 ngày đầu thường sử dụng đường tĩnh mạch rốn để truyền dịch cho em bé và sau đó là đặt catheter chích từ ngoại biên và đưa kim vào tới trung ương. Catheter đó có thể giữ 21 ngày và truyền các dinh dưỡng gồm đường, đạm, béo, vitamin và nguyên tố vi lượng để đảm bảo bé tăng cân, bắt kịp như em bé sống trong tử cung của người mẹ. Hai vấn đề kiểm soát hô hấp và sinh dưỡng là hai yếu tố quyết định.
Yếu tố thứ ba là ổn định về thân nhiệt. Những em bé sinh non cần được nuôi trong lồng ấp. Những lồng ấp với trẻ sinh cực non khoảng 24, 25 tuần thì da em bé rất mỏng, dễ bị mất nước qua da. Lồng ấp nuôi những bé này phải điều chỉnh được độ ẩm. Tức độ ẩm trong tuần đầu của em bé sinh 24, 25 tuần mà bác sĩ phải cài đặt là 80% độ ấm. Với độ ẩm như vậy mới giữ cho em bé không bị mất nước, rối loạn điện giải và sau đó độ giảm sẽ giảm từ từ để về mức bình thường là 40% khi em bé được khoảng 2 tuần, da trưởng thành. Trong môi trường đó thân nhiệt em bé được giữ ổn định ở mức trung tính. Em bé không bị mất nước, mất nhiệt.
Vấn đề phải chú ý là tầm soát các biến chứng ở trẻ sinh non. Biến chứng đầu tiên trong tuần lễ đầu tiên là xuất huyết não, biến chứng ống động mạch, tầm soát bằng cách siêu âm tim, siêu âm não tại giường và khi phát hiện ra biến chứng phải xử lý kịp thời.
Vấn đề thứ ba cần chú ý là vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ này ở trẻ sinh non cao đòi hỏi tất cả quy trình, thủ thuật thực hiện trên em bé phải là quy trình chuẩn, đảm bảo chăm sóc em bé tuân thủ nguyên tắc về rửa tay, xử lý dụng cụ đúng quy trình. Kiểm soát nhiễm khuẩn quyết định vấn đề nuôi em bé sinh non thành công hay thất bại, có những trường hợp nuôi em bé sinh non tới 1 tháng nhưng sau đó em bé bị nhiễm khuẩn bệnh viện và mất. Cho nên, nhiễm khuẩn bệnh viện nếu không làm tốt thì chỉ như xây lâu đài trên cát và cần đặc biệt quan tâm.
- Trẻ cần đảm bảo những điều kiện gì mới có thể xuất viện? Trước khi xuất viện trẻ sẽ được kiểm tra những gì?
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Những tiêu chuẩn xuất viện gồm bệnh nền của trẻ phải ổn định, tăng 30-50 gram trong 3 ngày liên tiếp, trẻ có thể tự kiểm soát thân nhiệt, tức là ra khỏi lồng ấp mà vẫn không hạ thân nhiệt, ổn định nhiệt độ, trẻ tự đảm bảo hô hấp (tự thở, không cần hỗ trợ mà không ngưng thở kéo dài, không tím), trẻ tự bú được đủ sữa. Trước khi xuất viện bác sĩ sẽ kiểm tra dung tích hồng cầu xem có thiếu máu hay không, thường phải trên 30%.
Thứ nhì, ba mẹ có khả năng chăm sóc bé tại nhà, theo dõi bé tại nhà, phụ huynh có tự tin chăm sóc bé hay không.
Thứ ba là tầm soát thính lực, tuần 37 xem khả năng nghe có giảm không, bệnh lý võng mạc hay không.
- Vì sao trẻ từ 0-5 tuổi rất hay mắc các bệnh tái đi tái lại như bệnh hô hấp, tay chân miệng... Những bệnh nào ở thời điểm giao mùa mà phụ huynh cần chú ý? Cách phòng và điều trị bệnh này thế nào? Bệnh viện Tâm Anh có khám tổng quát tầm soát bệnh lý cho trẻ nhỏ không? Trẻ cần kiểm tra những vấn đề gì?
- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 5 tuổi thường bệnh suốt vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, kháng thể của mẹ cho 6 tháng bắt đầu giảm, trong khi khả năng tạo miễn dịch của trẻ gần hoàn chỉnh từ 3 tuổi trẻ về sau. Do đó, trong khoảng 6 tháng đến 3 tuổi được gọi là khoảng trống miễn dịch, tức giai đoạn này trẻ rất dễ bệnh.
Từ 6 tháng trẻ tiếp xúc môi trường xung quanh, đi ngoài chơi, đi nhà trẻ, mẫu giáo tiếp xúc với nhiều bạn bè xung quanh. Trẻ đồng lứa tuổi nên hệ miễn dịch cũng kém, do đó các bé dễ bị bệnh, lây qua lây lại, rốt cuộc các bé đều ho, sổ mũi.
Hiện nay, đây là giai đoạn giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa, giai đoạn này những vi khuẩn, vi trùng, chất dị ứng dễ sinh sôi, phát triển. Trẻ gặp các nguy cơ lây bệnh qua đường hô hấp, tiêu hóa, lây bệnh qua ruồi, muỗi, đặc biệt vài tuần gần đây tay chân miệng là đề tài nóng. Hầu như phụ huynh rất lo lắng, số ca mắc bệnh nội trú và ngoại trú, bệnh nặng cũng rất nhiều.
Bệnh lý đường hô hấp cũng đang rất nóng, được quan tâm. Ngoài ra còn có sốt xuất huyết, có những trường hợp ở gia đình có bao nhiêu bé thì các bé đều mắc bệnh.
Trước tiên, bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa nhưng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc trị. Tất cả những điều bác sĩ có thể làm được là điều trị bệnh theo từng giai đoạn, tìm mọi cách để ngăn biến chứng xảy ra. Vấn đề quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì đã mắc bệnh thì bác sĩ chạy theo sau chứ không chạy trước được. Phòng bệnh bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và cách ly trẻ bệnh và trẻ lành.
Đối với bệnh lý đường hô hấp có rất nhiều bệnh lý đường hô hấp từ đơn giản như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, đến phức tạp hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn thì những bệnh này lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một trẻ ho, các trẻ khác hít vào sẽ bị. Nhưng các bệnh lý này đã có nhiều loại vaccine chích ngừa phòng bệnh như bạch hầu, sởi, ho gà trong tiêm chủng mở rộng; cúm, phế cầu trong tiêm chủng dịch vụ. Đây là những bệnh lý thường gặp gây nên bệnh đường hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, có điều rất khó là kiểm soát ô nhiễm môi trường, điều tôi lo nhất là khói thuốc lá. Trẻ bị hít thuốc thụ động qua việc hít phải những khói thuốc lá, nguy cơ làm tăng bệnh lý đường hô hấp rất nhiều.
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi và vào mùa mưa muỗi phát triển rất mạnh, những vùng đọng nước nhiều, thậm chí trong nhà mình có thể không để ý cũng có thể có loăng quăng, muỗi phát triển. Và nếu có một người bị bệnh và muỗi chích qua bé thứ hai sẽ bị bệnh nên có trường hợp gia đình đều bị sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết chưa có điều trị đặc hiệu và việc phòng bệnh trên thế giới đã có một số nước sử dụng vaccine.Nhưng vaccine chưa được sử dụng rộng rãi vì những nước này có tỷ lệ sốt xuất huyết quá cao và chấp nhận nguy cơ của vaccine để sử dụng. FDA chưa khuyến cáo vaccine phòng sốt xuất huyết và vấn đề quan trọng là làm sao để phòng bệnh bằng cách diệt muỗi và loăng quăng.
- Bác sĩ ơi, cháu bé 2 tháng bị viêm phổi đã điều trị kháng sinh hết sốt, uống xong đơn thuốc sau khi ra viện, giờ bị đờm nhiều, thở nghe khò khè ra tiếng rất mệt, bé ho gắt và nhiều hơn. Mẹ đã rửa mũi, hút mũi và vỗ đờm cho bé nhưng đờm nghe có vẻ nhiều và tiếng khò khè nặng hơn! Có cách nào giúp cháu không ạ! Cháu sinh mổ, lúc sinh 3,4 kg hiện 2 tháng 5,5kg ạ. (Thảo My, 25 tuổi, Tân Phú)
- Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa: Với trẻ ho kéo dài có rất nhiều nguyên nhân, bé của bạn có thể bị một đợt viêm đường hô hấp mới, khả năng cao là viêm tiểu phế quản - thường gặp ở trẻ nhỏ, do siêu vi trùng RSV tấn công vào đường thở, gây tăng tiết dịch, phù nề, tắc nghẽn đường thở... thường gặp ở bé dưới 2 tuổi. Viêm tiểu phế quản nhẹ có thể điều trị ngoại trú, hút mũi, giảm đàm. Chị đã thực hiện nhưng tình trạng không cải thiện thì cần đến gặp bác sĩ để xem có cần hỗ trợ hô hấp, nhập viện, xem có cần dùng kháng sinh hay không. Với các bé bị viêm tiểu phế quản trên tiền căn gia đình bị suyễn thì bác sĩ có thể cho một số thuốc điều trị suyễn để xem có thể giãn phế quản, bé dễ thở hơn không. Bạn nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
- Bé nhà em 3 tháng tuổi, lúc sinh được 3 kg, hiện tại bé 6 kg, em cho bú mẹ hoàn toàn. Từ lúc hơn 1 tháng trở đi, bé rất ít khi đi ngoài và không tự đi ngoài được, em phải kích thích hậu môn bằng tăm bông nhúng mật ong (phân sệt). Gần đây nhất là 15 ngày và em phải đưa đi khám. Bác sĩ siêu âm, xét nghiệm và kết luận táo bón bình thường, kê thuốc thụt và duphalac cho bé. Sau đó 1 tuần bé vẫn không ị. Bé ăn, ngủ bình thường. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn ạ. Em cảm ơn. (Trần Thị Thảo, 28 tuổi, Hà Tĩnh)
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Con bạn lúc sinh 3 kg và 3 tháng được 6 kg, như vậy cân nặng của bé phát triển rất tốt, sữa mẹ tốt. Vì bé đến 4 tháng cân nặng mới gấp đôi lúc sinh. Những bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì một ngày có thể đi 7-10 lần và phân tước hoa cà, hoa cải có bọt nhưng không phải tiêu chảy. Đó là do hàm lượng lactose trong sữa mẹ cao và tiêu hóa vào, phân vào khi đi ra hơi chua chua, bọt bọt, axit lactic và CO2 chuyển hóa làm phân em ra chua chua và bọt.
Theo diễn tiến bình thường sau 6 tuần tuổi, số lần đi sẽ ít lại, một ngày 1-2 ngày, thậm chí có những bé 5-6 mới đi một lần. Điều này vẫn bình thường. Do hàm lượng lactose giảm, em bé bú bữa sữa cuối của bà mẹ chất béo nhiều, trong khi sữa đầu nhiều lactose. Em bé 5-6 ngày mới đi phân một lần nhưng vẫn mềm, không cứng tức là không táo bón. Cha mẹ không cần can thiệp các biện pháp phải kích thích hậu môn hay sử dụng thuốc cho em bé vì đây là sinh lý bình thường của em. Sau 6-7 tuần sau sinh số lần đi ít lại em bé vẫn bú tốt, vẫn lên cân, phân mềm không cần can thiệp. Nếu lo lắng, mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng, mẹ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây thì em bé dễ đi đại tiện hơn.
- Làm cách nào phát hiện nguy cơ truyền máu song thai?
- Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Y học bào thai hiện phát triển rất mạnh, tại Việt Nam đã có những phẫu thuật can thiệp trong bào thai. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đi đầu trong các hoạt động điều trị can thiệp bào thai. Song thai vốn dĩ đã là tình trạng đa thai hiếm thấy, song thai nếu có 2 bánh nhau 2 túi ối thì có thể yên tâm. Nhưng nếu song thai chỉ có một bánh nhau thì cần lo lắng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các bác sĩ đã có thể phát hiện đây là song thai một nhau 2 ối hay một nhau một ối.
Với song thai một nhau một ối có nghĩa là một bánh nhau chung và một buồng chung, 2 bé 2 dây rốn, chung buồng 2 cháu có thể xoắn lấy nhau, dây rốn có thể tạo nút thắt và khiến đột tử.
Hay gặp hơn là một nhau 2 ối, tình trạng này có thể dẫn đến một loạt biến chứng, trong đó có hội chứng truyền máu song thai. Tức là trong đó có một đứa trẻ cho máu cho thai kia, có hiện tượng truyền hết máu cho thai kia, thai cho sẽ teo đét còn thai nhận sẽ phù lên. Biến chứng khác là thiếu máu đa hồng cầu, bơm máu đảo ngược, chậm tăng trưởng chọn lọc, đột tử.
Như vậy với hội chứng truyền máu song thai, các bác sĩ siêu âm và sản khoa sẽ theo dõi nghiêm ngặt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi có sự so sánh chiều dài đầu mông, chênh lệch cân thai, dung tích nước ối, bàng quan có nước tiểu không. Tình trạng truyền máu song thai xuất hiện rất sớm, ở trước 14 tuần, có thể muộn hơn. Khi đã xuất hiện, bắt buộc phải can thiệp. Một trong số đó là đốt những thông nối mạch máu trong những vùng sâu bánh nhau. Phương pháp này thông qua hệ thống nội soi can thiệp. Tức là đặt ống soi vào buồng ối, theo dõi trên màn hình, dùng laser (công cụ đặc biệt) làm co nhỏ, teo, ngăn chặn những thông thương giữa các hệ thống mạch máu sâu, làm sao để không có bơm máu từ thai này sang thai kia.
Không phải mọi kỹ thuật đều có thể giải quyết được vấn đề này, nhưng nếu không thực hiện chúng ta sẽ mất hết. Đứa bé sẽ tử vong kéo theo bé kia mất luôn. Trước đây Việt Nam không có kỹ thuật can thiệp nên khi phát hiện hội chứng này, có chỉ định can thiệp thì các cặp vợ chồng có điều kiện đi Malaysia, Thai Lan... có thể can thiệp nhưng muộn, vừa đến nơi thì một bé mất kéo theo bé kia cũng mất luôn, gây nên tình trạng tốn kém, không thể cứu con. Những tiến bộ hiện nay tại Việt Nam và Tâm Anh đã cứu nhiều trường hợp có hội chứng này. Chúng tôi có khuyến cáo, trong 3 tháng đầu phát hiện có song thai, bác sĩ đánh giá tính nhau và tính ối, khẳng định ở 12 tuần. Nếu 1 nhau 2 ối thì các biến chứng sẽ theo dõi, nếu có hội chứng truyền màu song thai thì sẽ can thiệp ở 16-18 tuần, cố gắng can thiệp trước 24 tuần.
- Chào bác sĩ! Bé nhà em đã 4,5 tuổi và liên tục bị nghẹt mũi rồi sổ mũi xanh, sau đó viêm VA, viêm họng, để nặng hơn thì viêm phế quản tần suất 3 lần/tháng. Bé cứ uống thuốc khỏi đi học 3 ngày lại tái lại. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc? Và có nên cho cháu đi nạo VA không? Có cách nào không phải nạo nhưng vẫn trị cho cháu hết bệnh không vì tôi lo việc chụp thuốc mê sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của cháu. Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn. (Phạm Xuân Huệ, 40 tuổi, Đông Anh, Hà Nội)
- Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa: Đối với trẻ hệ thống đường hô hấp còn yếu, vùng mũi họng có trạm bảo vệ để làm sao để bắt được tác nhân gây bệnh ngay lập tức khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể bé. Một trong những trạm bảo vệ đó là VA. VA là mô bạch huyết nằm ở đằng sau vùng vòm họng, nối giữa mũi và họng. Cục VA bình thường sẽ sàng lọc, bắt những tác nhân vi trùng, vi khuẩn gây dị ứng vào để bảo vệ cơ thể trẻ. Thông thường, nếu không có tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại thì đến tuổi thanh thiếu niên, VA sẽ teo lại và biến mất khi bé đến tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, có một số bé VA viêm tái đi tái lại nhiều lần (trên 5 lần một năm), VA gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, đặc biệt là VA phì đại (có thể không viêm tái đi tái lại) nhưng VA sưng lớn, chặn đường thở của bé làm cho bé khó khăn khi thở, nhất là khi ngủ, bé ngủ ngáy hoặc ngưng thở. Những bé như vậy, cục VA phải được cắt đi.
Bé con của bạn 4,5 tuổi, viêm VA 3 lần, cộng thêm viêm phế quản thì bạn nên cho bé đi nạo VA. Vì với tình trạng như vậy không thể phát triển sức khỏe bình thường vì không có cách điều trị nội khoa nào có thể giải quyết vấn đề này. Tôi khuyên bạn nên bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để xem VA đó phải là do VA phì đại gây nên hay không, có mối liên quan nào giữa VA phì đại và viêm phế quản có bé không trước khi đi nạo VA.
Vấn đề gây mê, bạn lo lắng là đúng, vì có nhiều phụ huynh lo là sau này có biến chứng gì xảy ra không, có ảnh hưởng đến bé đi học hay không. Nạo VA là thủ thuật đơn giản, phổ biến, vấn đề là bạn chọn cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy, có bác sĩ tai mũi họng nhi, gây mê nhi. Vì bác sĩ gây mê nhi sẽ khám kỹ để xem xét có có chống chỉ định gây mê hay không hay có thể gây mê được, ngay trong giai đoạn phẫu thuật có bác sĩ gây mê xuyên suốt, thậm chí sau cuộc phẫu thuật đã an toàn và cho bé xuất viện về nhà.
- Con em là bé trai từ lúc sinh đến nay cháu được 2 tháng, sau sinh thì mọi thứ cháu phát triển bình thường, nhưng được 1 tháng nay cháu không đi đại tiện tự nhiên như tháng trước. Để 3 ngày cháu cũng không đại tiện mà cứ rặn đỏ cả mặt lên, phân vẫn không ra. Bố mẹ phải dùng ngọn mồng tơi, quét mật ong vào để kích thích trong hậu môn cho cháu đi ị. Mỗi lần như vậy cháu ị rất nhiều mà phân không rắn, mới đầu cứ nghĩ cháu bị táo bón nhưng không phải. Đến 1 tháng nay rồi cứ 2 ngày bố mẹ lại làm một lần kích thích cho cháu ị như vậy, nếu không làm vậy cháu cứ rặn đỏ mặt và ngủ không ngon giấc. Bác sĩ cho em hỏi cháu bị như vậy có sao không? Bộ phận tiêu hóa của cháu có vấn đề gì không? Bác sĩ cho em ý kiến và phương pháp điều trị để cháu được đi đại tiện tự nhiên như lúc mới sinh. Xin chân thành cảm ơn. (Nguyễn Giáp, 38 tuổi, Thanh Hóa)
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Cháu 5 tháng 4 tuần mà đã phát hiện những bất thường về tim, cụ thể nhịp tim thai có nhịp bất thường xen vào thì đây là rối loạn dẫn truyền tim thai được phát hiện sớm. Có lẽ nên theo dõi chứ chưa can thiệp vội vàng. Trường hợp này, bác sĩ siêu âm tiền sản có thể khảo sát về tim, anh có thể đưa bà xã đến các bác sĩ tim mạch chuyên siêu âm tim thai để đánh giá toàn diện. Khi thai nhi có nhịp tim bất thường thì thông qua người mẹ bác sĩ tim mạch có thể cho thuốc điều chỉnh, nhưng cần chuyên gia có kinh nghiệm.
- Bác sĩ cho em hỏi, bé em hơn một tháng, rụng tóc vành khăn và hay ra mồ hôi đầu có phải thiếu canxi không ạ? Có cần cho cháu đi tắm nắng sớm? Cháu có cần sàng lọc sơ sinh không nếu như mẹ bị tiểu đường, nhiễm HP và ba bị bệnh mạch vành ạ? (Thùy Trinh, 35 tuổi, Bến Tre)
- Bác sĩ Cam Ngọc Phượng: Câu hỏi của bạn tóc bé bị rụng phía sau gáy, gọi là rụng tóc hình vành khăn, đây là một trong những triệu chứng của bệnh lý còi xương, thiếu vitamin D. Bên cạnh rụng tóc vành khăn, bé bị thiếu vitamin D, còi xương, còn có những biểu hiện khác như khóc đêm, đổ mồ hôi, trán dồ ra. Đây là những bệnh lý gợi cho bệnh lý thiếu vitamin D, để chẩn đoán xác định cần phân biệt với một số bệnh lý khác như bé nằm ngửa nhiều quá, nấm tóc ngoài da. Bạn nên cho bé đi khám bác sĩ nhi để xem nguyên nhân do còi xương, thiếu vitamin D, có những trường hợp thử máu 25-Hydroxy vitamin D3 và nồng độ thấp dưới dưới 15 mmg/ml khẳng định là thiếu vitamin D. Vấn đề bé thiếu vitamin D để điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Vấn đề sàng lọc không phải ba tiểu đường, mẹ mạch vành mà tầm soát cho em bé mà các bé đều phải tầm soát.
- Nguyên nhân của rối loạn chức năng sàn chậu và sa cơ quan vùng chậu là gì?
- Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Trước đây có thuật ngữ sa sinh dục, ám chỉ vùng kín của người phụ nữ có khối sa ra, trước đây bác sĩ phụ khoa chẩn đoán là sa sinh dục, cắt tử cung qua ngã âm đạo và may lại thành trước, thành sau cho gọn gàng. Tuy nhiên, trong khoảng 30 năm trở lại đây, bệnh lý được nhắc đến rất nhiều.
Bệnh lý sàn chậu rất nhiều, mang thai và sinh đẻ là nguy cơ lớn là bệnh lý sàn chậu, trong đó có rối loạn chức năng sàn chậu. Nguyên nhân trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày áp lực bụng tăng lên, kéo dài, đầu thai đi vào tử cung bắt đầu làm căng đỡ đáy chậu, tất cả những cấu trúc đó bị phá vỡ từ từ, giãn và căng ra, bọng đái, trực tràng bị đè ép nhiều. Toàn bộ cấu trúc đó phá vỡ từ từ, bị ép và căng ra toàn bộ, sau cuộc sinh không còn trạng thái ban đầu, có thể chấn thương là biến cố cho rối loạn chức năng sàn chậu, về mặt vi thể không thấy nhưng có thể đứt, rách nhãn, ở giữa có sa âm đạo, rối loạn chức năng sàn, đi tiểu mất kiểm soát, bị són tiểu. Có khi chưa mắc tiểu nhưng muốn đi tiểu, không cưỡng chế lại được, tiểu không kiểm soát hỗn hợp, bí tiểu, tồn lưu nước tiểu. Đây là những trường hợp suy thận, nhiễm trùng tiểu kéo dài.
Rối loạn chức năng sinh dục, có thể thấy khối sa ra, có hoạt động khó khăn như đi lại cộm, vướng, đau, chảy nước vàng do cọ xát, ở thế hệ như má, các dì, các cắt ngang khối sa ra như đứt rách bàng quang, trực tràng phải có phẫu. Chức năng đi đại tiện rất khó khăn, bón són phân, giao hợp không được, sa sàn chậu là toàn bộ các cơ quan trực tràng, có thể sa đa tạng, bàng quang, trực tràng để điều chỉnh lại việc này, chị em phụ nữ phải có bất thường ở vùng kín là tìm đến bác sĩ tiểu khoa.
- Biểu hiện ra sao và điều trị rối loạn chức năng sàn chậu như thế nào? Những ai cần khám và tập luyện cơ sàn chậu?
- Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Ở Bệnh viện Tâm Anh có chương trình liên quan tới bệnh lý sàn chậu, trong gói có thăm khám trước, trong khi mang thai, sinh xong và sau sinh 6 tuần cũng được đánh giá là có cho tập vật lý sàn chậu không.
Đánh giá chức năng sàn chậu thì các bác sĩ phụ khoa sẽ có những xét nghiệm căn bản, xem những cơ quan này tổn thương mức độ nào. Ví dụ nếu siêu âm trực tràng có thể đo mức độ tổn thương cơ thắt nhiều hay ít; xem tình trạng bọng đái này bị tiểu tồn lưu, són tiểu... để điều chỉnh. Việc đánh giá phụ nữ mang thai, sau sinh rất quan trọng giúp làm chậm lại quá trình lão hóa.
Tại Tâm Anh, mảng sàn chậu triển khai rất tốt. Các chị em nên biết vùng sàn chậu của mình đã bị yếu trong quá trình mang thai, vì vậy khi sinh xong các bác sĩ sẽ đánh giá các tổn thương, hướng dẫn tiếp những bài tập để phục hồi trong thời gian đó, định kỳ qua trở lại để bác sĩ đánh giá, tiếp tục hướng dẫn. Lâu dần các chị em sẽ quen với các bài tập, tự tập để tự mình làm chậm lại quá trình sa của các cơ quan lúc sau sinh. Khi đó các rối loạn chức năng sàn chậu cũng cải thiện, nếu không sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Ngọc An - Minh Tú