Bác sĩ Thạch cho biết, các loại men gan AST, ALT, GGT, ALP còn được tìm thấy ở các mô khác như tim, cơ xương, thận. Dấu hiệu men gan cao không chỉ đặc trưng cho tổn thương tại gan mà còn có thể cảnh báo những vấn đề của các cơ quan khác trong cơ thể như:
AST, ALT tăng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan nguyên phát (viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, tắc mật, ung thư gan tiên phát hoặc thứ phát...), nhồi máu cơ tim cấp, chấn thương và bệnh lý về cơ (loạn dưỡng cơ xương, viêm cơ, tiêu cơ vân cấp), viêm tuỵ cấp, tổn thương ruột (phẫu thuật, nhồi máu), nhồi máu phổi, nhồi máu não, nhồi máu thận...
ALP tăng chủ yếu liên quan đến các bệnh lý về gan mật (từ tắc những đường dẫn mật nhỏ trong gan đến tắc ống mật chủ, tăng nhẹ trong viêm gan và xơ gan, bệnh gan di căn) và các bệnh lý về xương (ung thư xương di căn, bệnh Paget, những bệnh lý có tăng hoạt động của tạo cốt ...). Ngoài ra, ALP có thể tăng trong một số trạng thái sinh lý bình thường như phụ nữ có thai, trẻ em đang lớn.
GGT tăng liên quan đến bệnh gan mật như: viêm gan, tắc mật, tổn thương gan do nhiễm độc như rượu; các bệnh lý về tụy và nhiễm trùng cấp tính.
Câu 3: Chỉ số men gan cao bao nhiêu là nguy hiểm?
A. Các chỉ số vượt quá 40 UI/L