Trả lời:
Lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol, axit rosmarinic, axit linoleic và tinh dầu thiết yếu. Chúng có thể bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, da sáng hơn, ngừa mụn. Vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, sắt trong lá tía tô có tác dụng nuôi dưỡng từ bên trong, giúp làn da rạng rỡ hơn.
Loại rau này còn hỗ trợ cải thiện sắc tố da, tẩy tế bào chết, hỗ trợ ngăn chặn hình thành sắc tố melanin - nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nhờ tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, lá tía tô hỗ trợ giảm viêm nhiễm, ngăn ngừa và điều trị mụn da mặt. Uống nước hoặc sử dụng lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm độc tố tích tụ và mụn. Dưỡng chất trong thực phẩm này cũng có khả năng điều tiết bã nhờn, giảm tình trạng da dầu, một trong những nguyên nhân chính gây mụn.
Bạn có thể dùng nước ép lá tía tô uống hàng ngày hoặc xông mặt bằng nước sôi nấu lá tía tô. Phương pháp này có thể làm sạch sâu lỗ chân lông và mang lại cảm giác thư giãn. Bạn đun sôi lá tía tô trong nước và uống hàng ngày. Nhờ đó, cơ thể được thanh lọc, cải thiện sức khỏe da từ bên trong, làm mịn da và giảm mụn.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ da của mình và nhờ bác sĩ tư vấn. Bạn nên thử chà xát một ít lá tía tô lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem có bị dị ứng hay không. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn hãy kết hợp sử dụng lá tía tô trong chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bạn có thể bổ sung tinh chất thiên nhiên như L-Glutathione, Sakura (chiết xuất hoa anh đào Nhật Bản), Pomegranate (chiết xuất quả lựu đỏ Địa Trung Hải), White Peony, P. leucotomos và Collagen Peptide... để hỗ trợ da căng sáng mịn, mờ sạm nám, đều màu.
Dược sĩ Đỗ Xuân Hòa
Trung tâm Thông tin Y khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |