Bác sĩ Võ Đăng Toàn (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, vi khuẩn H.P có thể lây nhiễm qua nhiều con đường.
H.P lây qua đường miệng - miệng: Vi khuẩn H.P có thể lây nhiễm qua đường nước bọt, dịch từ đường tiêu hóa của người nhiễm bệnh. Gắp thức ăn cho nhau, sử dụng chung chén đũa, chén nước chấm, các hành động như thổi cơm, mớm cơm cho con và hôn cũng có thể làm lây truyền vi khuẩn H.P.
H.P lây qua đường phân - miệng: Vi khuẩn H.P tồn tại trong phân của người bệnh, sau khi đi vệ sinh nếu không vệ sinh kỹ có khả năng xâm nhập qua đường đồ ăn, nước uống. Người sử dụng các thức ăn này không được nấu chín sẽ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, các loại động vật, ký sinh trùng như chuột, gián, ruồi có thể mang vi khuẩn H.P cho con người khi chúng xâm nhập vào thức ăn. Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm trong môi trường chéo như khi thăm khám răng miệng, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày tá tràng mà các dụng cụ khám bệnh không được tiệt trùng tốt.
Câu 2: Triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn H.P dạ dày là gì?
A. Vi khuẩn H.P tồn tại ở dạ dày và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào