Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) trung bình nhưng cần nấu ở lượng nước vừa phải để tránh làm tăng GI của gạo. Không nên vo gạo kỹ để tránh mất chất dinh dưỡng ở lớp cám bên ngoài. Bạn nên nấu gạo lứt vừa chín tới, không nấu quá chín để giữ được lượng vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác trong gạo. Ăn cơm gạo lứt cần ăn chậm, nhai kỹ để tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Gạo lứt có thể chể chế biến thành các món như cơm, cháo, nấu nước uống, salad... Người tiểu đường cần kiểm tra đường huyết sau mỗi bữa ăn để xác định lượng gạo lứt phù hợp và kiểm soát tốt lượng đường trong máu vì thông thường chỉ số này sẽ tăng lên sau ăn.
Mai Cat