Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Trung tâm ung thư PCC Singapore cho biết, cách đơn giản giúp bệnh nhân ung thư kiểm soát cân nặng là áp dụng chế độ ăn biến đổi kết cấu, tức là làm cho thực phẩm trở nên dễ nhai và an toàn hơn. Thay vì chỉ chế biến như thông thường, bạn nên xay nhuyễn, băm và làm mềm thực phẩm sẽ dễ tiêu hóa hơn. Bạn cần có một trong các dụng cụ như máy chế biến thức ăn, máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố, máy ép, rây (nếu áp dụng chế độ ăn xay mịn).
Lưu ý: Mỗi người có thể chọn phương pháp biến đổi kết cấu thực phẩm khác nhau tùy vào khả năng nhai của mình. Tốt nhất bệnh nhân ung thư nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn trong trường hợp điều kiện sức khỏe đòi hỏi phải ăn chế độ này lâu dài. Về cơ bản có 3 chế độ ăn kiêng biến đổi kết cấu thực phẩm được khuyến khích như sau:
1. Chế độ ăn xay mịn
Thức ăn xay thường đặc, mềm mịn, đồng nhất, không bị lợn cợn. Dựa vào bảng gợi ý các thực phẩm nên dùng thường xuyên và nên tránh sau đây, bạn có thể thiết lập thực đơn phù hợp mỗi ngày cho mình:
Thực phẩm | Nên ăn | Không nên ăn |
Tinh bột |
Nên ăn sáng với ngũ cốc thô, không có hình miếng. Chẳng hạn như bột yến mạch, cháo, ngũ cốc Nestum xay nhuyễn. Có thể ăn mì ống, mì sợi, bún, phở xay nhuyễn, cháo xay nhuyễn hoặc cháo bình thường. |
Không nên ăn ngũ cốc còn hạt hoặc miếng lớn. Tất cả các loại ngũ cốc khô. Tất cả các loại bánh mì. Bánh quy giòn. |
Rau củ |
Rau củ nên bóc vỏ, nấu chín, xay nhuyễn. Khoai tây xay nhuyễn cho đến khi không còn lợn cợn. |
Tất cả các loại rau củ có vỏ cứng, mắt, hạt. Nếu dùng, cần loại bỏ các bộ phận này trước khi xay. |
Trái cây | Nấu chín, bỏ vỏ và xay nhuyễn. | Trái cây xay chưa kỹ còn những lợn cợn có thể nhìn thấy được. |
Chế phẩm sữa | Sữa chua (không còn lợn cợn) như sữa chua nguyên chất, nước sốt mịn có thành phần từ sữa như sốt phô mai, bánh sữa trứng. |
Sữa chua có trái cây xắt hạt lựu hoặc có mắt. Tất cả các loại pho mát cứng và hơi cứng bao gồm cả phô mai dạng hạt. |
Thịt, cá, gia cầm, trứng, các loại hạt, các loại đậu |
Thịt, cá cần xay nhuyễn, bỏ tất cả da và chất béo trước khi chế biến. Đậu nướng, đậu lăng, đậu xanh nên xay mềm. Đậu phụ nên chọn loại lụa mềm. Trứng nên bỏ vỏ và hấp. |
Thịt băm hoặc xay nhuyễn một phần.
Trứng đánh. Các loại thực phẩm dẻo như bơ đậu phộng, pate. |
Tráng miệng | Món sữa tráng miệng như sữa trứng, mousse, bánh tráng miệng, kem. | Tráng miệng với trái cây xắt miếng, hạt, bánh ngọt hoặc đồ trang trí không xay nhuyễn. |
Bữa phụ |
- Súp đã được chế biến hoặc lọc sạch các lợn cợn.
- Mứt, gia vị và nước sốt dễ nuốt. - Đồ ngậm dễ nuốt. |
Súp còn lợn cợn. Mứt và gia vị với hạt, bột hoặc lợn cợn. |
Chú ý trong lúc chế biến: Không nghiền toàn bộ đồ ăn chung với nhau mà làm từng món và dùng riêng. Thay đổi món để dễ ăn. Để tiết kiệm thời gian, chuẩn bị sẵn các phần ăn dư ra của mỗi món nghiền và để đông lạnh cho mỗi lần dùng. Sử dụng chất lỏng như kem chua, súp, kem hoặc nước ép trái cây để bổ sung năng lượng và tăng vị giác khi chuẩn bị các món xay. Các thực phẩm dành cho em bé có bán trên thị trường (6-12 tháng tuổi) là lựa chọn tốt cho bạn khi đi du lịch nếu đang áp dụng chế độ ăn mịn. Riêng với thịt, nên nghiền thịt thô và nấu một lần nữa để loại bỏ sạn và các tạp chất.
2. Ăn kiêng theo chế độ cắt nhỏ
Thức ăn được cắt nhỏ và nghiền bằng nĩa dễ dàng, có thể là các món xay chưa nhuyễn hoặc còn lợn cợn. Nên ăn thực phẩm mềm và tan trong miệng.
Thực phẩm | Nên ăn | Không nên ăn |
Tinh bột |
Ăn sáng với ngũ cốc loại mềm, nhỏ như cháo bột yến mạch, bánh quy làm từ lúa mì ngâm trong sữa nóng. Cháo nấu bằng gạo tấm. Các loại mì như mì trứng, mì udon có thể xay hoặc nghiền. |
Tất cả các loại bánh mì, bánh kẹp, bánh ngọt, bánh quy giòn và khô.
Gạo không dính như gạo đồ, gạo hạt dài. Mì chiên giòn hoặc khô. |
Rau củ |
Rau củ nấu chín và dễ nghiền nát bằng nĩa như khoai tây, khoai lang, bí đỏ. Rau xay nhuyễn như đậu Hà Lan, bắp, cà rốt… |
Tất cả các loại rau củ có vỏ cứng, mắt, hạt. Nếu dùng, cần loại bỏ các bộ phần này trước khi xay. |
Trái cây |
Trái cây tươi nghiền mềm như chuối, xoài, kiwi.
Trái cây thái lát mềm mịn, xắt hạt lựu đóng hộp hoặc nấu chín như lê, đào. Trái cây xay nhuyễn. |
Các miếng lớn hoặc khó nghiền bằng nĩa.
Trái cây khô. Trái cây có nhiều chất xơ như dứa (thơm). |
Chế phẩm sữa |
Sữa chua (có thể có thêm trái cây mềm thái nhỏ).
Phô mai rất mềm, viên nhỏ, chẳng hạn như phô mai, kem phô mai. |
Sữa chua với trái cây có gai hoặc cứng.
Nếu ăn phô mai mềm thì nên ăn phô mai camembert hoặc brie (phô mai mềm của Pháp), tránh ăn vỏ. Phô mai cứng. |
Thịt, cá, gia cầm, trứng, các loại hạt, các loại đậu |
Thịt băm, mềm với nước sốt hoặc nước thịt.
Thịt hầm hoặc món luộc có thể được chế biến để giảm kích thước của món đó. Cá trộn hoặc băm nhỏ, nghiền với nước sốt. Trứng rất mềm và ướt, như trứng đánh. Đậu nấu chín kỹ như đậu hầm, đậu lăng, nghiền nát một phần. Đậu hũ mềm thái nhỏ. |
Món ăn băm nhỏ khó nhai và dai, như đậu Hà Lan, hành tây.
Bánh giòn hoặc bánh ngọt và bánh nướng. Thịt có xương sụn. Hạt. |
Tráng miệng |
Bánh tráng miệng mềm mịn như bánh mousse, bánh trứng sữa,bánh pudding.
Món sữa tráng miệng như sữa trứng, sữa chua, kem. Món bánh tráng miệng mềm với nhiều sữa trứng, kem sữa hoặc kem. Món tráng miệng làm từ trái cây mềm. Bánh pudding gạo hoặc bánh kem gạo. |
Tráng miệng với trái cây thái miếng lớn hoặc khó nhai như: nho, hạt hoặc dừa
Vụn cứng như vụn táo. Bánh tráng miệng làm từ bánh mì. |
Bữa phụ |
Súp, có thể còn lợn cợn như mì hoặc mì ống.
Chocolate mịn, loại có thể tan trong miệng. Mứt và gia vị không có hạt hoặc trái cây sấy khô. |
Súp với phần lớn thịt hoặc rau, bắp hoặc gạo. Kẹo bao gồm các loại thạch trái cây, kẹo cứng, kẹo bơ cứng và kẹo dẻo. Thức ăn nhanh mà không thể nghiền bằng nĩa như sushi, pizza. |
>> Xem thêm Chế độ ăn kiêng mềm
Thi Ngoan