Gout là dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao, không đào thải được nên lắng đọng thành các tinh thể muối tại loạt khớp. Từ đó gây ra các cơn đau kéo dài nhiều giờ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy dư thừa axit uric trong máu là thủ phạm chính gây bệnh gout. Chúng được sản sinh trong quá trình phân hủy purin - chất có nhiều trong thịt đỏ, gia cầm và một số hải sản.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bác sĩ Trưởng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, lý do hàng đầu dẫn đến gout là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, vừa giúp đẩy lùi, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chế độ ăn uống đúng cách cho người bị gout
Axit uric hầu như không có hại với sức khỏe, thường được lọc qua thận và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể có quá nhiều axit này và không thể bài tiết kịp thời, chúng sẽ tích tụ tạo thành các tinh thể muối urat hình kim, gây viêm, sưng và đau nếu tập trung ở các khớp. Lượng axit uric sinh ra tỷ lệ thuận với lượng purin hấp thụ hàng ngày, vì vậy hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin là giải pháp bệnh nhân gout cần thực hiện.
Một nguyên tắc nữa người bệnh gout cần nhớ là: không nên loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong chế độ ăn uống. Dù thực phẩm giàu đạm sẽ khiến tăng lượng axit uric trong máu, khiến gout tái phát, nhưng thiếu đạm, cơ thể dễ gặp phải các vấn đề sau: khát nước, rối loạn tiêu hóa, lo lắng, kém tập trung, trầm cảm, thậm chí sức đề kháng giảm sút.
Nếu bị béo phì kèm gout, bạn cần giảm cân để cải thiện tình trạng bệnh. Cần cắt giảm thực phẩm giàu chất béo khỏi khẩu phần ăn như: bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán. Bên cạnh đó nên dùng dầu oliu thay mỡ động vật; ưu tiên các món hấp, luộc; tránh dùng gia vị tính cay, nóng (ớt, tiêu)...
Gợi ý một số món ăn tốt
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương cho biết: "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là chìa khóa 'vàng' trong điều trị bệnh gout. Cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu khuyến nghị và tùy tình trạng bệnh lý. Ăn uống khoa học có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, giữ cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng".
Để cải thiện sức khỏe, người bệnh nên bổ sung các món dưới đây vào chế độ ăn uống mỗi ngày:
Rau luộc: đây là món ăn đầu tiên được khuyên nên có trong thực đơn bệnh nhân gout. Lý do rau xanh (bắp cải, cải bẹ xanh, súp lơ xanh...) không chỉ cung cấp lượng vitamin dồi dào mà còn giàu chất xơ, tốt cho việc đào thải độc tố khỏi cơ thể.
Salad rau quả: món này chứa nhiều vitamin, lại có hàm lượng purin thấp nên thân thiện với người bị gout. Bạn có thể cắt nhỏ dưa hấu, dưa leo, dứa, táo, dâu tây... hoặc các hoa quả mình thích vào salad. Nên dùng loại nước sốt thanh đạm, không quá béo, ít đường.
Cà tím hấp tỏi băm: theo đông y, cà tím giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, nhuận tràng, thải độc tốt... Ăn món này thường xuyên, cơ thể người bị gout sẽ loại bỏ hiệu quả độc tố, giảm các cơn đau nhức, sưng khớp. Món này khá hút dầu, bạn nên hấp, nướng thay vì xào.
Cháo ức gà: người bệnh gout được khuyên không ăn thịt, nhưng cũng không nên kiêng hòan toàn. So với thịt đỏ thì thịt gà, nhất là phần ức chứa lượng purin thấp, vì thế bạn vẫn có thể ăn.
Canh bí đỏ thịt bằm: bí đỏ giàu vitamin A, đạm và đường, không chứa nhiều purin nên bạn có thể yên tâm thưởng thức. Ngoài công dụng ổn định axit uric, bí đỏ còn tốt cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp... Lưu ý, không nên dùng nước hầm xương để nấu bí đỏ vì chứa lượng purin rất cao, không tốt cho sức khỏe người bị gout.
Nước ép dứa: trong dứa chứa nhiều các enzym có lợi, có thể hòa tan axit uric và đào thải lượng axit này khỏi cơ thể. Đồng thời còn làm giảm các cơn đau do gout gây ra. Tuy nhiên, nên uống nước ép dứa sau bữa ăn khoảng hai giờ để tránh gây hại cho dạ dày.
Để có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thực đơn khoa học (được tính toán chính xác và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe bản thân), bệnh nhân gout nên đến khám và tư vấn tại các trung tâm dinh dưỡng uy tín.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng được xây dựng khoa học: từ thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, đến thiết kế thực đơn cá thể hóa. Bên cạnh đó, Nutrihome còn hướng dẫn người bệnh vận động hợp lý, chọn thực phẩm, chế biến các món phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe, từ đó góp phần ổn định, cải thiện tình trạng bệnh.
Minh Thư