Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ 7-9 tháng tuổi nên cho bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ở tháng thứ 7, bé bú mẹ là chính, bên cạnh đó cần tập ăn dặm thêm từ một đến 2 bữa bữa bột loãng, pha đặc dần lên, cùng với nước trái cây. Đến tháng thứ 8-9 bé vừa bú mẹ vừa cho ăn thêm 2-3 bữa bột đặc và nước trái cây hoặc trái cây nghiền. Năng lượng cần cho bé trong giai đoạn này là 800-900 kcal mỗi ngày (tính cả năng lượng từ sữa mẹ).
![huong-dan-cha-me-cho-tre-an-dam-dung-cac](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2015/08/17/huong-dan-cha-me-cho-tre-an-da-2509-7726-1439783504.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qQ04tQTgNl2eW0xId05ltQ)
Ảnh minh họa: mecuti.
Lưu ý khi cho trẻ ăn:
- Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.
- Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.
- Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.
- Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - ăn bột có vị ngọt - bú mẹ - bột vị mặn - bú mẹ.
- Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.
- Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.
- Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.
Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-9 tháng (ăn xen giữa những lần bú mẹ):
Chú ý: Ngoài thực đơn trên, cần cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày, ăn thêm các loại trái cây tán nhuyễn, nước trái cây tươi.
Thi Ngoan