Điều chỉnh lịch gội đầu: gội đầu giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da đầu của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, gội đầu hàng ngày có thể làm bong vảy trên da đầu của bé.
Sử dụng dầu gội thuốc: nếu việc điều chỉnh tần suất gội đầu không hữu ích, cha mẹ thử dùng dầu gội thuốc dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ bị gàu và chàm, mẹ tìm các loại dầu gội trị gàu có chứa kẽm pyrithione hoặc selen sulfide. Gội đầu cho trẻ từ 2-7 ngày mỗi tuần cho đến khi bệnh cải thiện.
Sử dụng dầu khoáng: dầu khoáng giúp làm trôi các mảng vảy bám trên da đầu ở trẻ sơ sinh. Để đạt hiệu quả, cha mẹ nhẹ nhàng chải tóc trước cho trẻ, sau đó xoa bóp dầu lên da đầu trước khi gội đầu, để dầu ngấm vài phút rồi gội sạch. Trong trường hợp trẻ có nhiều mảng bám trên da dầu, mẹ cũng có thể để một lượng nhỏ dầu qua đêm và gội sạch cho trẻ vào buổi sáng.
Xoa bóp với dầu ô liu: nếu trẻ bị gàu hoặc chàm, mẹ có thể cân nhắc mát-xa da đầu bằng dầu ô liu thay vì dầu khoáng, quy trình tương tự như khi sử dụng dầu khoáng.
Bôi kem giúp giảm mẩn đỏ, viêm và ngứa. Gia đình nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Cha mẹ thoa 1-2 lần mỗi ngày nếu cần hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.
Nguyên nhân và phòng ngừa
Khô da đầu ở trẻ sơ sinh liên quan đến các tình trạng tiềm ẩn của da như viêm da tiết bã hoặc bệnh chàm. Mặt khác, da đầu của trẻ thường khô hơn vào những thời điểm nhất định trong năm hoặc do phản ứng với dầu gội. Một trong những tình trạng da đầu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh gọi là nắp nôi hay còn được gọi là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
Nắp nôi không khiến trẻ khó chịu, được gây ra bởi sự phát triển quá mức của nấm Malassezia trong bã nhờn bên dưới da. Nắp nôi tạo ra các mảng bám dày và nhờn trên da đầu, có màu trắng, vàng. Nếu trẻ có nắp nôi trên da đầu, chúng cũng có thể có những mảng bám ở các vùng da khác trên cơ thể như nách, bẹn và tai.
Gàu cũng có thể gây khô da đầu ở trẻ sơ sinh. Gàu có màu trắng, khô và đôi khi gây ngứa. Gàu có thể do di truyền nếu cha mẹ có làn da khô. Thời tiết lạnh và độ ẩm thấp cũng làm tăng lượng gàu trên da đầu trẻ.
Dị ứng cũng có thể khiến bé bị khô da đầu kèm theo mẩn đỏ, ngứa ngáy. Ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm phổ biến nhất là viêm da tiết bã, có xu hướng phát triển ở trẻ sau 3 tháng tuổi.
Các yếu tố thời tiết, lối sống cũng góp phần vào các nguyên nhân cơ bản gây khô da đầu ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ có thể thử các biện pháp phòng ngừa sau để giữ cho da đầu của trẻ luôn khỏe mạnh: thường xuyên gội và làm khô tóc cho con bằng nước ấm; nhẹ nhàng chải da đầu, tóc của con mỗi ngày; chỉ sử dụng dầu gội, kem dưỡng da, chất tẩy rửa không có mùi thơm; tránh chất gây dị ứng như phấn hoa, lông.
Khô da đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường, có thể điều trị tại nhà. Nếu da đầu của trẻ không cải thiện sau một vài tuần điều trị hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Quỳnh Anh (Theo Healthline)