Để phòng tránh tăng đường huyết sau ăn, người bệnh nên có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các nhóm chất (chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất). Người bệnh có thể áp dụng quy tắc chiếc đĩa (đường kính khoảng 22 cm) với rau xanh chiếm 1/2, chất đạm 1/4, tinh bột 1/4, chất béo khoảng 2 ml.
Theo bác sĩ Hải, người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn khoảng 500 g rau quả (300 g rau, 200 g quả) mỗi ngày. Người tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn mức này, khoảng 300-400 g rau. Quả chọn loại ít ngọt, có chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) từ trung bình đến thấp như bưởi, cam, nho, kiwi, lê... Chất xơ trong rau quả được tiêu hóa chậm, có thể giúp kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên ăn đúng bữa, thường 3 bữa chính trong ngày, các bữa phụ không nên dùng các chất bột đường để tránh dư thừa năng lượng và làm đường huyết tăng.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu vì nếu chỉ số tăng cao trong thời gian dài có thể phát triển các biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh tiểu đường, biến chứng bàn chân tiểu đường...
Câu 5: Nếu đường huyết tăng vọt sau ăn, người bệnh tiểu đường nên làm gì?
A. Tăng liều thuốc hoặc dùng thêm thuốc tiểu đường dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế