Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não bị gián đoạn dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất. Có hai loại chính là đột quỵ nhồi máu não (do mạch máu tắc nghẽn) phổ biến hơn và đột quỵ xuất huyết não (do mạch máu bị vỡ). Nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ gây đột quỵ thường gặp là mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rung nhĩ, mỡ máu cao, đái tháo đường, hút thuốc lá...
Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vĩnh Bình, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đột quỵ và cơn thoáng thiếu máu não (TIA) có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng có thể gia tăng vào những thời điểm nhất định do tác động của các yếu tố như thay đổi nhịp sinh học, thời tiết, căng thẳng kéo dài.
Cơ thể thay đổi vào sáng sớm. "Nguy cơ xảy ra đột quỵ vào sáng sớm cao hơn so với các thời điểm khác trong ngày, nhất là khoảng 6-8 giờ", bác sĩ Bình nói, giải thích thêm khi thức dậy, cơ thể tiết nhiều adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác làm tăng áp lực máu. Sau một đêm, cơ thể cũng mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên cô đặc hơn khiến tim làm việc vất vả để bơm đẩy máu dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu hoặc các mảng xơ vữa bị rách ra, vỡ, bong, hình thành huyết khối.
Nitric oxit (NO) có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Quá trình cơ thể tiêu thụ NO vào ban đêm mạnh nhất nên sáng sớm thức dậy cơ thể thường thiếu NO, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Nhiệt độ, thời tiết thay đổi đột ngột làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Bởi nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm giảm tuần hoàn máu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đột quỵ cấp tính. Khi thời tiết thay đổi, các phản ứng viêm trong cơ thể cũng dễ kích hoạt, ảnh hưởng bất lợi đến tim mạch. Khi trời lạnh, mọi người có xu hướng ít uống nước hơn. Điều này ảnh hưởng đến huyết áp và độ nhớt của máu, làm huyết áp thay đổi, dẫn đến hình thành cục máu đông.
Căng thẳng, lo âu và mất ngủ kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra các hormone làm tăng huyết áp, nhịp tim và đường huyết. Từ đó, tạo điều kiện hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ. Căng thẳng mạn tính cũng thúc đẩy các thói quen không lành mạnh như ăn uống thiếu kiểm soát, uống rượu hay hút thuốc lá, càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bác sĩ Bình lưu ý thời điểm cuối năm thời tiết chuyển lạnh, nguy cơ đột quỵ tăng. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần giữ ấm cơ thể, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Duy trì lối sống khoa học, kiểm soát mỡ máu, huyết áp, đường huyết. Uống nước ấm (khoảng 40, 45 độ C) thường xuyên giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn, giảm nguy cơ cục máu đông.
Sau khi thức dậy, mọi người không nên xuống giường ngay. Thay vào đó nên thư giãn, sau đó vận động nhẹ tay chân 3-5 phút để các cơ quan trong đó có não quen dần với tình trạng thức tỉnh và tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ đột quỵ.
Bổ sung các tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ với thành phần policosanol thiên nhiên góp phần điều hòa mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu và phòng đột qụy.
Đình Diệu
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |