Rò hậu môn là hiện tượng rách hoặc vỡ lớp niêm mạc của ống hậu môn, nơi phân đi ra ngoài cơ thể. Rò hậu môn gây đau đớn, chảy máu, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Rò hậu môn xảy ra khi có một số loại chấn thương niêm mạc hậu môn dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, ngứa, đau khi đi tiêu, chảy máu. Tiêu chảy, táo bón cũng có thể gây ra các vết rò hậu môn, xảy ra trong lúc cố gắng đi tiêu.
Ngoài ra, các vết nứt hậu môn đôi khi xảy ra trong quá trình sinh nở, đặc biệt là sau một ca sinh khó hoặc một ca sinh thường có dụng cụ hỗ trợ. Một số tình trạng khác liên quan đến rò hậu môn nguyên phát bao gồm suy giáp, béo phì, khối u, những tình trạng như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, bệnh viêm ruột, giang mai cũng gây nên các vết rò hậu môn thứ cấp.
Trong khi nhiều vết nứt hậu môn tự lành hoặc nhờ sự hỗ trợ từ thay đổi chế độ ăn uống và các biện pháp khắc phục tại nhà, một số vết rò hậu môn phải cần đến sự can thiệp của nhân viên y tế.
Rò hậu môn gây đau đớn cho quá trình đi tiêu, vì vậy, giữ cho phân mềm là nhiệm vụ quan trọng giúp phân đi ra ngoài cơ thể dễ dàng để vết nứt không bị kích thích thêm do phân hoặc căng. Có những biện pháp tự chăm sóc giúp giảm đau cho vết nứt hậu môn đồng thời giúp vết rò mau lành hơn.
Bồn tắm Sitz
Bồn tắm Sitz là bồn tắm nhựa nhỏ. Bạn chỉ cần đổ đầy vài cm nước ấm vào bồn tắm, đặt nó lên trên bệ ngồi bồn cầu, ngồi lên để vùng hậu môn ngâm trong nước. Thực hiện cách này trong khoảng 10-15 phút mỗi lần giúp giảm đau và các triệu chứng khác ở vùng hậu môn.
Trong một số trường hợp, muối Epsom hoặc các sản phẩm khác có thể được thêm vào nước trong bồn tắm. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Lưu ý nên làm sạch bồn tắm trước khi ngâm mình và duy trì thời gian ngâm được khuyến nghị.
Chất xơ
Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ) khuyến cáo rằng nam giới và phụ nữ trưởng thành nên bổ sung ít nhất 38 gram chất xơ với nam và 25 gram chất xơ với nữ mỗi ngày. Ăn đúng lượng chất xơ giúp phân không quá cứng gây ra táo bón đồng thời phân không quá lỏng đến mức gây tiêu chảy.
Phân mềm, dễ dàng đi qua vết nứt và giúp phân không kích thích nhiều vào hậu môn. Một số chất xơ được khuyên dùng như ngũ cốc cám giàu chất xơ, các loại đậu, ngũ cốc lúa mì vụn, đậu Hà Lan tách, cám lúa mì, đậu xanh, bánh quy lúa mạch, hạt bí ngô, Atisso..
Kem làm mềm phân
Kem làm mềm phân giúp tránh táo bón bằng cách kéo thêm nước vào đường tiêu hóa để làm mềm phân. Kem làm mềm phân có dạng lỏng, viên nang và viên nén. Người bị rò hậu môn nên kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về loại thuốc làm mềm phân hữu ích trong việc cải thiện nứt hậu môn.
Uống nhiều nước hơn
Mất nước hoặc không có đủ nước trong cơ thể góp phần gây ra táo bón. Uống nước giúp phân mềm và đi ngoài dễ dàng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây và rau quả cũng bổ sung vào lượng nước tổng thể của cơ thể. Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như bông cải xanh, rau bina, cải bắp, dâu tây, dưa lưới, ớt ngọt, rau cần tây, dưa hấu, rau diếp.
Chăm sóc vùng da quanh hậu môn
Giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiêu là thách thức khi bị rò hậu môn. Nếu lau gây đau, bạn có thể thử sử dụng chậu rửa vệ sinh hoặc vòi hoa sen cầm tay, nó có thể nhẹ nhàng hơn trên làn da bị kích ứng.
Thay vì dùng giấy vệ sinh, người bị rò hậu môn có thể thử dùng khăn ướt nhẹ nhàng, không có mùi thơm. Những chiếc khăn mềm hơn bằng vải nỉ cũng có thể hữu ích với hậu môn bị rò.
Đối với những người dễ bị rò hậu môn, việc phòng ngừa là điều quan trọng hàng đầu. Phòng ngừa tốt sẽ tránh chấn thương hậu môn và các cơn đau khó chịu liên quan. Cố gắng giữ cho phân mềm và dễ thải ra ngoài, đồng thời ngăn ngừa cả táo bón và tiêu chảy. Tránh rặn khi đi tiêu, không nhịn đi tiêu trong một thời gian dài vì nó khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.
Anh Chi (Theo VeryWellHealth)