Ngày 3/3, bé Minh Mẫn (9 tháng tuổi, ngụ Đăk Lắk) tỉnh táo trở lại, ăn uống và chơi đùa như bình thường sau vài giờ phẫu thuật. Vết mổ khô, sức khỏe hồi phục tốt, Mẫn được xuất viện.
BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, bác sĩ Ngoại Nhi - Ngoại tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, Mẫn nặng 9 kg, do đó bác sĩ dùng thuốc mê với liều phù hợp thể trạng. Trong quá trình mổ, êkip quan sát kỹ chỉ số nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy máu, nhịp tim của bé để điều chỉnh lượng thuốc hợp lý. Sau 20 phút êkip loại bỏ ngón thừa, tạo hình ngón cái, đảm bảo tay hoạt động tốt. Sau phẫu thuật, bé tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Trọng cho biết, thừa ngón là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Nếu tiến hành cắt bỏ sớm việc điều trị sẽ thuận lợi. Trẻ cũng sớm được khắc phục khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Hình ảnh bàn tay bé Mẫn thừa ngón cái (hình A) và sau khi được phẫu thuật cắt bỏ ngón tay thừa (hình B). Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Thống kê cho thấy cứ 500 - 1.000 trẻ sinh ra thì có một trẻ bị thừa ngón. Ngón thừa thường nhỏ, phát triển kém, có thể không có móng. Đa phần trẻ thừa ngón sẽ có ít nhất 6 ngón tay, chân trên một hoặc cả hai bàn tay, chân. Các dị tật bẩm sinh ở chi khác có thể gặp bao gồm: thiếu một phần chi thể, dị tật phì đại ngón, dính ngón...
Nguyên nhân khiến trẻ bị thừa ngón là do bệnh di truyền, phân phối ngẫu nhiên. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm lối sinh hoạt không lành mạnh của người mẹ lúc mang thai (hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia) hoặc mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, rubella... Vì vậy, chị em cần duy trì lối sinh hoạt và ăn uống lành mạnh trước và trong thai kỳ, tiêm ngừa đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là canxi, sắt, axit folic.

Các bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP HCM phẫu thuật cắt ngón tay thừa cho bé. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Tùy thuộc loại thừa ngón, bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Ở những trường hợp phức tạp, bệnh nhi được chỉnh trục ngón, cố định xương, tạo hình dây chằng, gân và da thành ngón tay hoàn chỉnh. Sau phẫu thuật, bé tập vật lý trị liệu để giảm sẹo, độ cứng, sưng, cải thiện chức năng của bàn tay. Trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể loại bỏ ngón thừa, không cần tái tạo bất kỳ phần nào của bàn tay, chân.
Hạ Vũ
Khoa Ngoại Nhi - Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, đã điều trị thành công các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, dư ngón, chai mắt cá chân, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao, nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ - ngực bẩm sinh, dính thắng lưỡi, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, bướu máu, kén mô mềm, các u vùng mặt kích thước nhỏ, mụn nhọt vùng hậu môn..... Các bác sĩ ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp trẻ xuất viện sớm, giảm nguy cơ tái phát.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên
Hotline: 1800 6858 - 024 7106 6858
- TP HCM:
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình
Hotline: 028 7300 6858 - 028 7102 6789
Website: tamanhhospital.vn