Nhược điểm của món ăn này là chứa nhiều muối. Trong khi ăn mặn thường xuyên làm tăng khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Các ion này sẽ chuyển tiếp vào tế bào cơ trơn mạch máu, kéo nước vào trong tế bào, làm co thành mạch, tăng sức cản đẩy lượng máu di chuyển nhanh hơn, từ đó gây tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (xuất huyết não, đột quỵ), trường hợp nặng có thể tử vong. Hàm lượng muối nhiều trong dưa cà cũng có thể làm cơ thể bị tích nước, gây phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng lớn đến thận.
Ăn nhiều muối cũng tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Dưa muối, cà muối chứa nhiều axit, kali, khi ăn nhiều làm tăng dịch dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản, tổn thương niêm mạc dạ dày. Những người mắc bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng nếu ăn dưa muối, cà muối làm cho bệnh nặng thêm. Ăn mặn (trên 6 g muối một ngày) còn làm tăng khả năng ức chế hấp thu chất khoáng như canxi của cơ thể, làm thiếu hụt canxi, gây loãng xương.
Ngoài ra, các loại rau xanh thường chứa muối nitrat. Khi muối chua, nitrat bị oxy hóa chuyển thành nitrit. Sau khi vào cơ thể, nitrit có thể kết hợp với các axit amin trong món ăn, tạo thành hợp chất nitrosamine-1, gây ngộ độc, tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Đó là lý do không nên sử dụng dưa cà muối chưa chín kỹ, đang còn xanh, hăng, nồng.
Câu 5: Những ai không nên ăn nhiều dưa cà muối?
A. Người bệnh tim mạch, huyết áp