Ruột già là một phần của hệ tiêu hóa. Thức ăn sau khi trải qua hầu hết các bộ phận của hệ tiêu hóa sẽ đến ruột già. Vai trò chính của ruột già là hấp thụ nước, vitamin và chất điện giải từ thức ăn đã được tiêu hóa một phần sau khi ở ruột non, tạo thành phân. Nhiều người lầm tưởng vai trò của ruột già không quá quan trọng nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Ruột già dài hơn 150 cm
Ruột già trải dài từ phần cuối của ruột non đến hậu môn. Theo thứ tự, các bộ phận của ruột già gồm manh tràng, ruột già trên, ruột già giữa, ruột già dưới, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn. Ruột già dài khoảng 152 cm và tạo thành hình chữ U ngược xung quanh bụng. Điểm rộng nhất của ruột già là manh tràng với chiều ngang khoảng 7,6 cm.
Thời gian vận chuyển thức ăn 12-48 giờ
Thức ăn khi vào cơ thể phải mất khoảng thời gian trung bình từ 12-48 tiếng mới đi hết chiều dài hệ tiêu hóa. Thời gian vận chuyển trung bình khác nhau tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển thức ăn gồm tình dục, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất... Nếu thời gian vận chuyển lâu hơn 72 giờ, có thể là dấu hiệu của rối loạn đường ruột.
Thay đổi tần suất chuyển động ruột
Một số người coi nhu cầu đi tiêu một lần mỗi ngày là bình thường nhưng các nghiên cứu không ủng hộ quan điểm này. Tần suất đi tiêu rất khác nhau giữa các cá nhân. Ruột già có vai trò thay đổi tần suất đi tiêu của mỗi người tùy vào lượng thức ăn cũng như hoạt động ăn uống, thể thao mỗi ngày.
100 nghìn tỷ vi khuẩn sống trong ruột già
Ruột già là nơi lưu trữ hàng nghìn tỷ vi sinh vật được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột hay hệ thực vật đường ruột. Phần lớn các sinh vật này là vi khuẩn sống. Việc xác định được vai trò của hệ vi sinh vật là căn cứ để các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người về việc sử dụng men vi sinh để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
Ruột già không bao giờ trống
Nhiều người nghĩ rằng ruột già sẽ trống rỗng sau mỗi đợt đi tiêu hay tiêu chảy. Tuy nhiên, vì phân được tạo thành phần lớn do vi khuẩn, chất lỏng, thức ăn khó tiêu, chất xơ, chất béo, khoáng chất, chất đạm nên phân liên tục được hình thành. Trọng lượng của phân khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, người lớn thường bài tiết khoảng 128 gram phân mỗi ngày.
Ruột già hấp thụ một lít nước mỗi ngày
Công việc của ruột già là hoàn thành chu trình tiêu hóa. Mục đích chính của ruột già là hấp thụ nước và chất điện giải từ vật chất đi từ ruột non. Chất này sau đó được tạo thành phân có thể được thải ra ngoài trong quá trình đi tiêu. Khi một người bị tiêu chảy, tức phân ở chưa đủ lâu trong ruột già. Ngược lại, nếu phân ở quá lâu trong ruột già trở nên khô và cứng sẽ gây nên tình trạng táo bón.
Phân tốt không phải lúc nào cũng có màu nâu
Bạn không cần phải lo lắng nếu thấyphân có sự thay đổi màu sắc. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến màu phân. Phân khỏe mạnh thường có màu nâu nhưng cũng có thể có màu vàng hoặc cam. Ruột già xử lý thức ăn tạo ra phân theo đúng tính chất của loại thức ăn được đưa vào miệng.
Một người có thể sống không cần ruột già
Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cần thiết cho sự tồn tại chủ yếu được hấp thụ bởi ruột non. Do đó, một người có thể được cắt bỏ ruột già và tiếp tục có cuộc sống khỏe mạnh. Một số tình trạng sức khỏe phải cắt bỏ ruột già như ung thư trực tràng, bệnh viêm ruột...
Anh Chi (Theo Very Well Health)