Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả góp phần tăng sức đề kháng, tốt cho tiêu hóa. Một số loại rau ít carbohydrate (carbs), giàu chất xơ và chất dinh dưỡng góp phần giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Cà rốt: Chất xơ trong cà rốt tạo cảm giác no, duy trì cân nặng, không làm tăng đường huyết nhanh. Cà rốt còn chứa nhiều vitamin A hỗ trợ tăng cường miễn dịch, sáng mắt. Người bệnh tiểu đường có thể ăn cà rốt sống hoặc kết hợp trong các món gỏi rau củ, nấu canh. Hạn chế uống nước ép cà rốt vì ít chất xơ.
Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả góp phần tăng sức đề kháng, tốt cho tiêu hóa. Một số loại rau ít carbohydrate (carbs), giàu chất xơ và chất dinh dưỡng góp phần giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Cà rốt: Chất xơ trong cà rốt tạo cảm giác no, duy trì cân nặng, không làm tăng đường huyết nhanh. Cà rốt còn chứa nhiều vitamin A hỗ trợ tăng cường miễn dịch, sáng mắt. Người bệnh tiểu đường có thể ăn cà rốt sống hoặc kết hợp trong các món gỏi rau củ, nấu canh. Hạn chế uống nước ép cà rốt vì ít chất xơ.
Bắp cải chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng. Nó cũng chứa rất nhiều chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến.
Bắp cải có thể xào với thịt, nấu canh hoặc làm gỏi gà, luộc. Người bệnh tiểu đường nên chế biến bắp cải bằng cách luộc, xào với dầu ô liu hoặc làm gỏi, tránh kết hợp với các thực phẩm giàu carbs vì dễ làm tăng đường huyết.
Bắp cải chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng. Nó cũng chứa rất nhiều chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến.
Bắp cải có thể xào với thịt, nấu canh hoặc làm gỏi gà, luộc. Người bệnh tiểu đường nên chế biến bắp cải bằng cách luộc, xào với dầu ô liu hoặc làm gỏi, tránh kết hợp với các thực phẩm giàu carbs vì dễ làm tăng đường huyết.
Cà chua có hàm lượng lycopene cao. Lycopene là hợp chất có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số bệnh ung thư, ổn định mức đường huyết. Cà chua có thể ăn trực tiếp, làm nước sốt khi kho cá, thịt, làm salad.
Cà chua có hàm lượng lycopene cao. Lycopene là hợp chất có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số bệnh ung thư, ổn định mức đường huyết. Cà chua có thể ăn trực tiếp, làm nước sốt khi kho cá, thịt, làm salad.
Rau chân vịt (rau bina) giàu chất dinh dưỡng, rất ít calo, cung cấp chất sắt, hỗ trợ lưu lượng máu khỏe mạnh. Rau bina chứa chất thylakoid có thể làm tăng độ nhạy insulin, tốt cho lượng đường trong máu.
Thêm rau chân vịt vào súp hoặc món hầm, cho một nắm vào trứng rán để ăn sáng hoặc ăn kèm trong rau sống.
Rau chân vịt (rau bina) giàu chất dinh dưỡng, rất ít calo, cung cấp chất sắt, hỗ trợ lưu lượng máu khỏe mạnh. Rau bina chứa chất thylakoid có thể làm tăng độ nhạy insulin, tốt cho lượng đường trong máu.
Thêm rau chân vịt vào súp hoặc món hầm, cho một nắm vào trứng rán để ăn sáng hoặc ăn kèm trong rau sống.
Bông cải xanh tạo cảm giác no. Chất xơ trong rau củ còn đóng vai trò như prebiotic được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa ổn định, chuyển hóa glucose (đường) và cholesterol. Ngoài bông cải xanh, một số loại rau họ cải khác như cải xoăn, cải ngọt, cũng có tác dụng tương tự.
Bông cải xanh tạo cảm giác no. Chất xơ trong rau củ còn đóng vai trò như prebiotic được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa ổn định, chuyển hóa glucose (đường) và cholesterol. Ngoài bông cải xanh, một số loại rau họ cải khác như cải xoăn, cải ngọt, cũng có tác dụng tương tự.
Dưa chuột có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng nước cao có thể giúp giữ nước, nhanh no, góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm.
Dưa chuột có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng nước cao có thể giúp giữ nước, nhanh no, góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm.
Nấm bổ sung nhiều vitamin B, chống lại suy giảm nhận thức, giảm viêm.
Nấm giàu các hợp chất tự nhiên như chất xơ, polysaccharide, phenolic, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm đường huyết, kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường. Polysaccharide trong nấm có thể điều chỉnh thành phần hệ vi sinh đường ruột, làm giảm tình trạng kháng insulin.
Loại rau này dễ ăn, có thể chế biến trong nhiều món như nướng, xào, hấp.
Nấm bổ sung nhiều vitamin B, chống lại suy giảm nhận thức, giảm viêm.
Nấm giàu các hợp chất tự nhiên như chất xơ, polysaccharide, phenolic, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm đường huyết, kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường. Polysaccharide trong nấm có thể điều chỉnh thành phần hệ vi sinh đường ruột, làm giảm tình trạng kháng insulin.
Loại rau này dễ ăn, có thể chế biến trong nhiều món như nướng, xào, hấp.
Anh Chi (Theo Eating Well)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |