Rối loạn tiêu hóa ở trẻ dễ xảy ra hơn người lớn, do hệ tiêu hóa hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn tấn công. Triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa là nôn trớ, ngoài ra trẻ còn có thể bị đau bụng, mệt mỏi. Sau khi trẻ nôn, cha mẹ thường sợ con đói nên cố gắng cho trẻ ăn, uống ngay lập tức. Điều này không có lợi cho dạ dày trẻ mà còn phản tác dụng, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn. Dưới đây là một số sai lầm có thể làm hại dạ dày trẻ.
Uống nước sau khi nôn: dạ dày của bé có thể bị viêm do nôn ói, phụ huynh không nên cho con uống nước ngay sau khi nôn. Trẻ cần được nghỉ ngơi 15-30 phút sau khi nôn, không ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả nước lọc. Sau 30 phút, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước điện giải, đồ uống bù nước. Nếu con bạn ngừng nôn trong một giờ, bạn có thể tăng tần suất thức ăn lên; sau 2-3 giờ, cho trẻ thử ăn kem que, sốt táo vì vị ngọt có thể kích thích vị giác của trẻ.
Uống thuốc tiêu chảy không cần toa: sai lầm thường gặp khác của phụ huynh là tin rằng thuốc tiêu chảy có thể giúp trẻ giảm đau bụng. Sau khi thấy con kêu đau và nôn ói, cha mẹ có thói quen tìm thuốc tiêu chảy có sẵn trong tủ thuốc cho trẻ uống. Hành động này có thể là hại dạ dày trẻ, gây ra tác dụng phụ và làm cho bệnh nặng hơn. Giải pháp được khuyến khích khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là cung cấp đủ nước, không cho trẻ tiếp xúc với chất kích thích.
Cho trẻ uống hạ sốt sớm: nhiệt độ cơ thể cao là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của con bạn đang hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trẻ chỉ nên uống thuốc hạ sốt khi sốt cao hơn 38,5 độ. Lạm dụng thuốc hạ sốt có thể khiến dạ dày trẻ gặp rắc rối, nguy cơ ngộ độc thuốc cao.
Cho trẻ uống nước trái cây và sữa sau khi nôn: nước trái cây có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của dạ dày sau khi nôn. Sữa thuộc nhóm thực phẩm khó tiêu hóa, uống sữa sau khi nôn có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Khoảng 20% trường hợp virus dạ dày gây ra tình trạng không dung nạp đường sữa tạm thời, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và chuột rút.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ men vi sinh, sữa chua có vi khuẩn sống, vi khuẩn sẽ giúp khôi phục đường ruột bị tổn thương. Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chứa các kháng thể và chất dinh dưỡng giúp bụng mau lành.
Ăn kiêng sau khi bị nôn: chế độ ăn kiêng BRAT (chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng) nên áp dụng cho trẻ một ngày sau khi bị rối loạn dạ dày. Không nên áp dụng chế độ này quá lâu, vì những thực phẩm này giúp khôi phục tiêu hóa bình thường nhưng thiếu protein và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể trẻ cần để phục hồi.
Trong quá trình phục hồi sau ốm, cha mẹ nên tránh các thực phẩm giàu chất béo như cốm gà, khoai tây chiên và bánh pizza, cho trẻ uống nhiều nước cho đến khi hết hẳn các triệu chứng.
Quên tuân thủ thực hành vệ sinh: việc lơ là rửa tay, thực hành vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi trùng tấn công cơ thể, khiến tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng cho dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể của trẻ nói chung.
Anh Chi (Theo Parents)