Quả bơ rất ít đường, chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch. Người bệnh tiểu đường ăn bơ thường xuyên góp phần ổn định đường huyết. Chất xơ làm tăng cảm giác no, giảm thèm ăn, hỗ trợ giảm cân.
Nên ăn bơ trực tiếp và không thêm các chất làm ngọt nhân tạo, đường. Làm salad bơ hoặc sinh tố bơ với sữa không đường để thay đổi món, ngon miệng hơn.
Quả bơ rất ít đường, chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch. Người bệnh tiểu đường ăn bơ thường xuyên góp phần ổn định đường huyết. Chất xơ làm tăng cảm giác no, giảm thèm ăn, hỗ trợ giảm cân.
Nên ăn bơ trực tiếp và không thêm các chất làm ngọt nhân tạo, đường. Làm salad bơ hoặc sinh tố bơ với sữa không đường để thay đổi món, ngon miệng hơn.
Bắp (ngô) giàu các hợp chất phenolic và flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường.
Bắp còn chứa nhiều folate, carotenoid, zeaxanthin và lutein, tốt cho mắt, phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường ở mắt. Ăn khoảng nửa quả bắp mỗi ngày cung cấp vitamin A, B, C và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất béo, chất xơ mà không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết.
Bắp (ngô) giàu các hợp chất phenolic và flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường.
Bắp còn chứa nhiều folate, carotenoid, zeaxanthin và lutein, tốt cho mắt, phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường ở mắt. Ăn khoảng nửa quả bắp mỗi ngày cung cấp vitamin A, B, C và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất béo, chất xơ mà không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết.
Người tiểu đường nên ăn nhiều loại salad khác nhau để bổ sung chất xơ lành mạnh từ rau củ quả. Có nhiều loại salad như salad rau củ, salad tôm với rau xanh, salad thịt gà...
Người bệnh nên ưu tiên các loại rau như nấm, ớt chuông, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, măng tây để làm món salad vì giàu chất xơ, góp phần kiểm soát đường huyết. Khẩu phần ăn cho mỗi lần khoảng nửa chén, có thể ăn nhiều bữa trong ngày.
Người tiểu đường nên ăn nhiều loại salad khác nhau để bổ sung chất xơ lành mạnh từ rau củ quả. Có nhiều loại salad như salad rau củ, salad tôm với rau xanh, salad thịt gà...
Người bệnh nên ưu tiên các loại rau như nấm, ớt chuông, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, măng tây để làm món salad vì giàu chất xơ, góp phần kiểm soát đường huyết. Khẩu phần ăn cho mỗi lần khoảng nửa chén, có thể ăn nhiều bữa trong ngày.
Chocolate đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao. Người tiểu đường có thể ăn chocolate nguyên chất với một lượng vừa phải, khoảng 20-30 g mỗi ngày.
Chocolate đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao. Người tiểu đường có thể ăn chocolate nguyên chất với một lượng vừa phải, khoảng 20-30 g mỗi ngày.
Điểm chung của các loại hạt là giàu chất béo lành mạnh, chất xơ và protein tốt. Chúng ít carbohydrate, chỉ số đường huyết thấp nên ít khi ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các loại hạt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, magie và selen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều chỉnh đường huyết. Một số loại phù hợp cho người tiểu đường như hạt hạnh nhân, hạt macca, hạt điều, hạt óc chó.
Điểm chung của các loại hạt là giàu chất béo lành mạnh, chất xơ và protein tốt. Chúng ít carbohydrate, chỉ số đường huyết thấp nên ít khi ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các loại hạt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, magie và selen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều chỉnh đường huyết. Một số loại phù hợp cho người tiểu đường như hạt hạnh nhân, hạt macca, hạt điều, hạt óc chó.
Sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi giúp đường ruột khỏe, tiêu hóa ổn định. Sữa chua nguyên chất không béo chứa ít calo và carbohydrate, nhiều protein hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Người tiểu đường nên thêm ít quả hoặc các loại hạt vào sữa chua, vừa giúp tăng hương vị, vừa bổ sung chất xơ. Nên ăn sữa chua trước khi luyện tập thể thao hoặc sau bữa chính.
Sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi giúp đường ruột khỏe, tiêu hóa ổn định. Sữa chua nguyên chất không béo chứa ít calo và carbohydrate, nhiều protein hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Người tiểu đường nên thêm ít quả hoặc các loại hạt vào sữa chua, vừa giúp tăng hương vị, vừa bổ sung chất xơ. Nên ăn sữa chua trước khi luyện tập thể thao hoặc sau bữa chính.
Anh Chi (Theo WebMD, Eating Well)
Ảnh: Anh Chi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |