Có nhiều nguyên nhân nha khoa dẫn đến mùi hơi thở như nhiễm trùng nấm men ở miệng, sâu răng, dùng răng giả, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Viêm nướu do vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến hơi thở có mùi.
Sau khi ăn, thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng, quanh nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi hôi trong miệng. Thức ăn được phân hủy trong miệng, hấp thụ vào máu và di chuyển đến phổi, ảnh hưởng đến không khí thở ra. Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng để giảm mùi hơi thở.
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa: Vệ sinh răng miệng khoảng hai lần mỗi ngày, dùng kem đánh răng để làm sạch vết ố trên bề mặt răng. Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn, mảng bám và các vi khuẩn còn sót lại, giảm mùi hơi thở.
Dầu dừa: Dùng một thìa dầu dừa ngậm trong miệng trong tối đa 5-10 phút, sau đó nhả ra. Dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng nhờ thành phần axit laric có trong nó, góp phần giảm viêm nướu và hơi thở có mùi.
Baking soda là chất có tác dụng mài mòn nhẹ, giúp tẩy sạch vết bẩn; có thể thử sử dụng hỗn hợp baking soda kết hợp với kem đánh răng. Baking soda có tác dụng tẩy vết bẩn trên bề mặt theo thời gian, giúp răng trắng, sạch hơn. Một tuần nên dùng baking soda khoảng 2-3 lần để vệ sinh răng miệng.
Baking soda cũng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn xấu trong miệng, giảm mùi hôi. Dùng hai thìa cà phê baking soda, cho vào cốc nước ấm, ngậm trong miệng ít nhất 30 giây rồi nhổ ra.
Táo, dứa: Axit malic trong táo tăng cường nước bọt, giúp trung hòa axit trong miệng. Trong dứa có hợp chất bromelain góp phần làm trắng răng, kích thích miệng sản xuất nước bọt, tránh khô miệng và giảm mùi hơi thở. Mọi người có thể nhâm nhi hai loại quả này thường xuyên và đảm bảo đánh răng ngày hai lần để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Nghệ: Loại gia vị này được dùng thường xuyên để tạo hương vị cho cà ri, tốt cho sức khỏe này cũng có tác dụng giúp răng trắng sáng, ngừa sâu răng.
Hạn chế một số thực phẩm: Đồ uống như cà phê, rượu vang đỏ, soda là thủ phạm gây ố răng, dễ làm khô miệng. Các đồ uống này nên hạn chế, nếu uống chúng thì sau đó uống nước để tránh khô và hôi miệng.
Các thực phẩm khác cũng nên hạn chế, nhất là vào buổi tối như thịt chế biến sẵn, phô mai, bò bít tết, tỏi, hành...
Không hút thuốc lá vì nó tạo mùi nhanh, thuốc lá có thể gây ra vết ố, làm răng chuyển vàng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Anh Chi (Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |