
Chỉ số đường huyết (GI) là hệ thống đánh giá xếp hạng carbohydrate dựa trên mức độ làm tăng lượng đường trong máu. Bảng xếp hạng từ một đến 100. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tức lượng carbohydrate thấp, thường được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa chậm hơn so với loại có chỉ số đường huyết cao. Dưới đây là những loại củ, quả có chỉ số đường huyết cao nếu ăn nhiều dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Khoai lang luộc có chỉ số GI là 63, hàm lượng tinh bột cao, nhiều đường, giàu năng lượng. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần một lần, không quá 200 g khoai lang.
Chỉ số đường huyết (GI) là hệ thống đánh giá xếp hạng carbohydrate dựa trên mức độ làm tăng lượng đường trong máu. Bảng xếp hạng từ một đến 100. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tức lượng carbohydrate thấp, thường được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa chậm hơn so với loại có chỉ số đường huyết cao. Dưới đây là những loại củ, quả có chỉ số đường huyết cao nếu ăn nhiều dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Khoai lang luộc có chỉ số GI là 63, hàm lượng tinh bột cao, nhiều đường, giàu năng lượng. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 lần mỗi tuần một lần, không quá 200 g khoai lang.

Chuối chín cỡ vừa chứa 14 g đường, chỉ số đường huyết là 62. Chuối cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều quả chín cùng với chế độ ăn uống không cân bằng dễ làm đường huyết tăng cao.
Chuối chín cỡ vừa chứa 14 g đường, chỉ số đường huyết là 62. Chuối cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều quả chín cùng với chế độ ăn uống không cân bằng dễ làm đường huyết tăng cao.

Khoai tây là loại rau chứa nhiều tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế. Khoai tây luộc có chỉ số GI là 78, khoai tây nghiền là 87.
Khoai tây là loại rau chứa nhiều tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế. Khoai tây luộc có chỉ số GI là 78, khoai tây nghiền là 87.

Dưa hấu có chỉ số đường huyết ở mức 76. Mặc dù loại quả này nhiều chất điện giải, kali nhưng một miếng có đến 18 g đường. Người có vấn đề về lượng đường trong máu chỉ nên ăn 2-3 miếng dưa hấu mỗi ngày.
Dưa hấu có chỉ số đường huyết ở mức 76. Mặc dù loại quả này nhiều chất điện giải, kali nhưng một miếng có đến 18 g đường. Người có vấn đề về lượng đường trong máu chỉ nên ăn 2-3 miếng dưa hấu mỗi ngày.

Khoai mỡ có GI là 54, được xếp trong nhóm trung bình làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế món ăn này, không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì khó kiểm soát đường huyết.
Khoai mỡ có GI là 54, được xếp trong nhóm trung bình làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế món ăn này, không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì khó kiểm soát đường huyết.

Dứa chín thường nhiều đường, chỉ số GI ở mức 59. Một lát dứa mỏng chứa hơn 5,5 g đường tự nhiên có thể làm tăng đường huyết khá nhanh. Người bệnh tiểu đường nên cân đối lượng dứa ăn mỗi ngày để quản lý lượng đường trong máu tốt hơn.
Dứa chín thường nhiều đường, chỉ số GI ở mức 59. Một lát dứa mỏng chứa hơn 5,5 g đường tự nhiên có thể làm tăng đường huyết khá nhanh. Người bệnh tiểu đường nên cân đối lượng dứa ăn mỗi ngày để quản lý lượng đường trong máu tốt hơn.
Anh Chi (Theo Medicinenet, Very Well Health)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |