Anh Minh Dũng (41 tuổi, chủ một nhà hàng ở trung tâm TP HCM) cho hay từ khi có lệnh giãn cách, cửa hàng giảm khách dần đến hoàn toàn không có thu nhập. Trong khi đó vẫn phải thanh toán tiền mặt bằng và tiền vay ngân hàng. Áp lực tài chính khiến anh rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ. Ban ngày đau đầu, mệt mỏi, ban đêm mất ngủ, suy nghĩ thiếu tỉnh táo.
Trong khi đó, chị Thúy Hà (32 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) lại đối mặt với nỗi sợ hãi nhiễm Covid-19. "Gia đình tôi chưa có ai trở thành F0, nhưng xem tivi thấy ngày nào thành phố cũng tăng mấy nghìn ca, mấy trăm người tử vong, đầu hẻm tôi ở cũng có ca dương tính nên sợ lắm. Tôi không dám mở cửa sổ lẫn ban công, trong người lúc nào cũng bất an, cảm giác như mình sắp nhiễm bệnh", chị Hà bộc bạch.
Đó là hai trong số nhiều câu chuyện thực tế xảy ra trong tâm dịch cho thấy dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất mà còn gây xáo trộn tâm lý, thậm chí dẫn đến nhiều căn bệnh về thần kinh như trầm cảm, rối loạn cảm xúc...
Theo các nghiên cứu khoa học, Covid-19 và các bệnh thần kinh có thể tạo nên một vòng xoắn bệnh lý. Một mặt có thể gây ra các biến chứng về thần kinh và tâm thần, chẳng hạn như mê sảng, kích động và đột quỵ. Mặt khác, những người đang có các vấn đề như stress, căng thẳng, lo âu... sẽ dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn và khi nhiễm bệnh, họ thường phải đối mặt với triệu chứng nặng, thậm chí là nguy cơ tử vong cao hơn.
TS.BS Lê Văn Tuấn, Trưởng bộ môn Thần kinh - Đại Học Y Dược TP HCM, bác sĩ phòng khám Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay ghi nhận tỷ lệ rất cao người bị cô đơn, trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ. Các yếu tố liên quan đến tình trạng này thường là giới tính nữ, thất nghiệp, sống một mình. Đặc biệt, tỉ lệ các rối loạn này gặp khá cao ở những người trẻ tuổi.
Những người ở trạng thái căng thẳng cực độ thường xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như: cáu kỉnh, tức giận, lo lắng, hồi hộp, bồn chồn, chán nản, khó vào giấc ngủ, hay thức giấc nhiều lần về đêm, không có được những giấc ngủ ngon như trước đây và có những cơn hoảng loạn, sợ hãi đột ngột.
Trước mối đe dọa khôn lường của tình trạng căng thẳng và lo âu kéo dài, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần trong đại dịch thông qua 6 giải pháp.
Kết nối với bạn bè và gia đình
Khi buồn phiền, căng thẳng, bối rối, sợ hãi hoặc tức giận, bạn hãy trò chuyện với những người bạn hay người thân trong gia đình mà bạn cảm thấy tin tưởng và thoải mái sẻ chia nhất. Dù không ở bên cạnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể kết nối với họ bất cứ lúc nào nhờ mạng internet, thiết bị công nghệ hiện đại.
Duy trì lối sống lành mạnh
Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực bao gồm chế độ dinh dưỡng thích hợp, ngủ đúng giờ - đủ giấc và tập thể dục đều đặn sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động trơn tru hơn.
Đối với chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các nhóm dinh dưỡng căn bản là chất béo, chất bột đường và chất đạm nên ưu tiên tăng cường thêm vitamin, nhất là vitamin C. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến là cam, quýt, bưởi, kiwi, dưa lưới, cải bó xôi, bí đỏ...
Đối với giấc ngủ: Nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày. Buổi trưa chỉ nên ngủ khoảng 30 phút vì nếu kéo dài giấc ngủ trưa sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm.
Đối với vận động: WHO khuyến nghị, người lớn nên vận động 30 phút/ngày và trẻ em nên vận động một giờ/ngày. Nếu làm việc tại nhà, bạn không nên ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, hãy đứng dậy và nghỉ giải lao 3 phút sau mỗi 30 phút.
Không sử dụng các chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích sẽ làm tổn hại hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 cùng hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, cảm cúm, bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn và loét dạ dày...
Tránh xa các tin tức tiêu cực
Tuyệt đối không tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác bởi bất cứ lý do nào, cho dù đó là mong muốn "trốn chạy" khỏi những áp lực trong mùa dịch bệnh này.
Giảm thời gian xem hoặc nghe tin tức liên quan đến tỉ lệ tử vong, phá sản, thất nghiệp... từ các phương tiện truyền thông. Cố gắng hạn chế, không tiếp nhận quá nhiều tin tức mỗi ngày, nhất là những thông tin tiêu cực bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn.
Thu thập thông tin đáng tin cậy
Thu thập thông tin có chọn lọc sẽ giúp bạn xác định chính xác rủi ro có thể phải đối mặt trong mùa dịch bệnh, nhờ đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Tốt hơn hết, bạn nên thu nhận thông tin đáng tin cậy từ những kênh truyền thông chính thống như truyền hình quốc gia và trang báo uy tín.
Sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc
Trước khi dịch bệnh bùng phát, hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cơn khủng hoảng tâm lý riêng. Hãy hãy dùng chính những kỹ năng và trải nghiệm vượt qua căng thẳng, khó khăn trong quá khứ để quản lý cảm xúc và ứng phó với nghịch cảnh đang diễn ra ngay tại thời điểm đầy thử thách này.
Cùng với 6 giải pháp giải tỏa căng thẳng do WHO xây dựng và lan tỏa tới cộng đồng, TS.BS Lê Văn Tuấn cũng lưu ý thêm, khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều gốc tự do tấn công não bộ và giảm các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung, trầm cảm... Các bệnh lý này kéo dài cũng khiến gốc tự do sản sinh nhiều hơn, làm cơ thể nhanh suy nhược và mức độ căng thẳng càng tăng nặng. Do đó, để kiểm soát stress hiệu quả, ngoài việc xây dựng lối sống lành mạnh, có thái độ sống tích cực, chúng ta cần giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.
Qua các nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy hai tinh chất quý là Blueberry và Ginkgo Biloba có khả năng chống gốc tự do vượt trội, từ đó giảm căng thẳng và cải thiện hiệu quả những vấn đề do căng thẳng kéo dài gây ra. Việc bổ sung sản phẩm chứa bộ đôi dưỡng chất này sẽ hỗ trợ người bệnh vượt qua stress, giảm đau đầu, chóng mặt, có giấc ngủ ngon hơn trong mùa dịch.
Anh Ngọc