Trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp để ăn vào buổi sáng, phòng tránh tăng đường huyết.
Lựu có GI và tải lượng đường huyết (GL) thấp, tốt cho người có lượng glucose cao. Đây còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất dồi dào, góp phần giảm tình trạng kháng insulin. Sau bữa sáng giàu protein, người bệnh tiểu đường có thể uống một cốc nước ép lựu không đường hoặc ăn quả tráng miệng.
Trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp để ăn vào buổi sáng, phòng tránh tăng đường huyết.
Lựu có GI và tải lượng đường huyết (GL) thấp, tốt cho người có lượng glucose cao. Đây còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất dồi dào, góp phần giảm tình trạng kháng insulin. Sau bữa sáng giàu protein, người bệnh tiểu đường có thể uống một cốc nước ép lựu không đường hoặc ăn quả tráng miệng.
Táo có vị ngọt tự nhiên, lượng đường tương đối thấp, hàm lượng cao chất xơ hòa tan, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. GI của táo thấp, ít tác động đến lượng đường trong máu sau ăn. Ăn táo nguyên trái, có cả vỏ để cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn.
Táo có vị ngọt tự nhiên, lượng đường tương đối thấp, hàm lượng cao chất xơ hòa tan, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. GI của táo thấp, ít tác động đến lượng đường trong máu sau ăn. Ăn táo nguyên trái, có cả vỏ để cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn.
Lê chứa chất xơ hòa tan, vitamin và khoáng chất, ít đường, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Lê có GI thấp, hàm lượng chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, thúc đẩy cảm giác no. Người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức lê tươi trực tiếp hoặc thêm vào salad trái cây, tráng miệng.
Lê chứa chất xơ hòa tan, vitamin và khoáng chất, ít đường, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Lê có GI thấp, hàm lượng chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, thúc đẩy cảm giác no. Người bệnh tiểu đường có thể thưởng thức lê tươi trực tiếp hoặc thêm vào salad trái cây, tráng miệng.
Anh đào ít đường, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Chúng cũng cung cấp ít carbohydrate và GI thấp, không làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Người tiểu đường có thể thưởng thức trái mọng nước dưới nhiều hình thức khác nhau vào buổi sáng như thêm vào sữa chua, yến mạch, sinh tố, salad...
Anh đào ít đường, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Chúng cũng cung cấp ít carbohydrate và GI thấp, không làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Người tiểu đường có thể thưởng thức trái mọng nước dưới nhiều hình thức khác nhau vào buổi sáng như thêm vào sữa chua, yến mạch, sinh tố, salad...
Cam là một phần của chế độ ăn uống thân thiện với người bệnh tiểu đường vào buổi sáng. Bởi nó cung cấp vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Hàm lượng đường tự nhiên của cam ở mức trung bình nên người tiểu đường có thể ăn 1-2 quả vào buổi sáng, kết hợp với các món giàu dưỡng chất khác.
Cam là một phần của chế độ ăn uống thân thiện với người bệnh tiểu đường vào buổi sáng. Bởi nó cung cấp vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Hàm lượng đường tự nhiên của cam ở mức trung bình nên người tiểu đường có thể ăn 1-2 quả vào buổi sáng, kết hợp với các món giàu dưỡng chất khác.
Anh Chi (Theo Health Shots)
Ảnh: Anh Chi, Bảo Bảo