Theo nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Nam Carolina, Mỹ, và một số đơn vị, với hơn 43.000 người, chế độ ăn kiềm (tải lượng axit thấp hơn, tăng lượng kiềm) gồm rất ít thịt, nhiều rau củ quả giảm nguy cơ ung thư và bệnh mạn tính. Dưới đây là 5 món ăn tạo kiềm có tác dụng phòng ung thư.
Trái cây: Nghiên cứu năm 2017 của Đại học Hong Kong, Trung Quốc, cùng các đơn vị khác, cho thấy ăn lựu, măng cụt, táo, họ cam quýt, nho, xoài... có lợi cho phòng ngừa và điều trị ung thư vú. Những trái cây này chứa thành phần hoạt tính sinh học như flavonoid trong táo, ellagitannin trong lựu, polyphenolic ở xoài và mangostin từ măng cụt có thể ức chế tế bào ác tính phát triển.
Theo nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Nam Carolina, Mỹ, và một số đơn vị, với hơn 43.000 người, chế độ ăn kiềm (tải lượng axit thấp hơn, tăng lượng kiềm) gồm rất ít thịt, nhiều rau củ quả giảm nguy cơ ung thư và bệnh mạn tính. Dưới đây là 5 món ăn tạo kiềm có tác dụng phòng ung thư.
Trái cây: Nghiên cứu năm 2017 của Đại học Hong Kong, Trung Quốc, cùng các đơn vị khác, cho thấy ăn lựu, măng cụt, táo, họ cam quýt, nho, xoài... có lợi cho phòng ngừa và điều trị ung thư vú. Những trái cây này chứa thành phần hoạt tính sinh học như flavonoid trong táo, ellagitannin trong lựu, polyphenolic ở xoài và mangostin từ măng cụt có thể ức chế tế bào ác tính phát triển.
Nước ép không đường: Nước ép chiết xuất chất dinh dưỡng trực tiếp từ trái cây và rau củ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng mạnh chống lại ung thư. Uống nước ép trái cây tươi có thể loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể.
Thức uống này có thể giảm tác dụng phụ do điều trị ung thư. Ví dụ, nước ép cà rốt giàu chất xơ chữa táo bón, nước ép táo và gừng giảm buồn nôn.
Nước ép không đường: Nước ép chiết xuất chất dinh dưỡng trực tiếp từ trái cây và rau củ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng mạnh chống lại ung thư. Uống nước ép trái cây tươi có thể loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể.
Thức uống này có thể giảm tác dụng phụ do điều trị ung thư. Ví dụ, nước ép cà rốt giàu chất xơ chữa táo bón, nước ép táo và gừng giảm buồn nôn.
Hạnh nhân: Hạt và sữa hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa có thể giảm căng thẳng oxy hóa, giảm viêm, kiểm soát cân nặng và ngừa ung thư. Hạnh nhân còn giàu protein, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho tim.
Hạnh nhân: Hạt và sữa hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa có thể giảm căng thẳng oxy hóa, giảm viêm, kiểm soát cân nặng và ngừa ung thư. Hạnh nhân còn giàu protein, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho tim.
Sản phẩm từ đậu nành: Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, hợp tác với một số đơn vị, cho thấy các sản phẩm đậu nành và isoflavone trong đậu nành có tác dụng ức chế khối u ác tính ở vú.
Ví dụ, genistein là một loại isoflavone đậu nành có thể điều chỉnh căng thẳng oxy hóa, tăng sinh của các tế ung thư vú và gây độc cho tế bào u ác tính.
Sản phẩm từ đậu nành: Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc, hợp tác với một số đơn vị, cho thấy các sản phẩm đậu nành và isoflavone trong đậu nành có tác dụng ức chế khối u ác tính ở vú.
Ví dụ, genistein là một loại isoflavone đậu nành có thể điều chỉnh căng thẳng oxy hóa, tăng sinh của các tế ung thư vú và gây độc cho tế bào u ác tính.
Dầu dừa: Một muỗng canh dầu dừa chứa 104 calo, hơn 11 g chất béo, 0 g carbohydrate; được dùng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp.
Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Oxford Brookes, Anh, cho thấy bổ sung dầu dừa thay thế cho dầu hạt chia và dầu đậu nành trong 8 tuần giúp giảm mỡ bụng tốt hơn ở phụ nữ béo phì.
Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư và bệnh mạn tính. Tuy nhiên, dầu dừa vẫn chứa calo, cần tiêu thụ lượng vừa phải, nếu nhiều hơn nhu cầu của cơ thể dẫn đến tăng cân và mỡ.
Dầu dừa: Một muỗng canh dầu dừa chứa 104 calo, hơn 11 g chất béo, 0 g carbohydrate; được dùng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp.
Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Oxford Brookes, Anh, cho thấy bổ sung dầu dừa thay thế cho dầu hạt chia và dầu đậu nành trong 8 tuần giúp giảm mỡ bụng tốt hơn ở phụ nữ béo phì.
Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư và bệnh mạn tính. Tuy nhiên, dầu dừa vẫn chứa calo, cần tiêu thụ lượng vừa phải, nếu nhiều hơn nhu cầu của cơ thể dẫn đến tăng cân và mỡ.
Mai Cat (Theo Everyday Health, Very Well Health)
Ảnh: Freepk
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để được bác sĩ giải đáp |