Sau 2 năm yêu nhau mặn nồng, tháng 1/2016, anh Quân và chị Phương (Hà Nội) quyết định về chung một nhà. Rước dâu về, khi khách khứa họ hàng hai bên "rút lui" hết để nhường không gian riêng tư cho 2 vợ chồng mới cưới thì chú rể người nóng hổi, ôm chặt lấy vợ mới cưới, quằn quại nói: "Phương ơi, anh đau quá...".
Chị Trần Thị Thu Phương - cô dâu mới - hoảng loạn trong những phút giây hân hoan hạnh phúc. Chị cũng không thể ngờ rằng chuỗi ngày bất hạnh, đau đớn của vợ chồng chị bắt đầu từ chính ngày tân hôn.
Anh Quân kể, ngay cả khi người nóng rực như than, kèm theo đau đầu, mệt mỏi toàn thân, anh vẫn không nghĩ mình mắc vào căn bệnh đàn ông ai cũng sợ mà chỉ đinh ninh là sốt qua loa do cơ thể mệt mỏi sau thời gian lo cho đám cưới. Hôm sau, tuyến nước bọt dần sưng to làm cho cằm, cổ bạnh khiến gương mặt như biến dạng. Sau đó là tình trạng tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù, rồi một bên tinh hoàn teo dần.
Lúc nhập viện thì đã muộn, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán anh phát bệnh quai bị gây biến chứng teo một bên tinh hoàn, bên còn lại tinh trùng rất ít và yếu. Đôi vợ chồng trẻ chết lặng khi nhận tin dữ: vô sinh.
Gác lại tuần trăng mật đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng, anh chị lao ngay vào chữa trị với niềm hy vọng càng chữa sớm, cơ hội càng cao. Nghe ai mách ở đâu có thầy giỏi, anh chị đều lặn lội đến thăm khám, dù ở Hà Giang, Phú Thọ hay tận Vĩnh Long xa xôi. 6 tháng trời, hàng trăm thang thuốc uống vào người khiến anh Quân mụn nhọt nổi khắp người, tiền thuốc lên tới hàng chục triệu đồng, nhưng kết quả vẫn là con số không.
Số phận nghiệt ngã thử thách đôi vợ chồng trẻ một lần nữa khi chồng chưa khỏi bệnh, chị Phương lại phát hiện mình bị niêm mạc dày, ít trứng bẩm sinh, không thể có con tự nhiên. Ký ức về giờ phút tất cả như sụp đổ vẫn khiến chị Phương rùng mình khi nhớ về.
"Lúc ấy, gặp ai cũng bị hỏi chuyện con cái. Mọi người hỏi có bầu chưa, đang kế hoạch à, sao lâu có tin vui... tôi toàn vâng dạ cho qua chuyện, trong lòng bế tắc, chán nản, tuyệt vọng lắm", chị Phương kể.
Được nhiều người mách bảo, vợ chồng chị tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, chồng chữa trị với Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quán Anh - "cây đại thụ" trong ngành Nam học Việt Nam còn người vợ thăm khám với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng. "Gặp thầy, gặp thuốc, ngày 2 chuyên gia hàng đầu về vô sinh hiếm muộn thông báo vẫn có thể có con, hai vợ chồng tôi ôm nhau khóc như trẻ con", anh Quân nhớ lại.
Giáo sư Quán Anh phân tích, trường hợp của anh Quân là điển hình của biến chứng do quai bị. "Bệnh quai bị sẽ gây biến chứng viêm tinh hoàn 2 bên, nếu điều trị không đến nơi đến chốn sẽ làm teo dần tinh hoàn, khiến tinh hoàn không còn khả năng sản xuất tinh trùng. Lúc này thử tinh trùng thì chỉ là con số không, hoặc nếu có thì rất kém cả về số lượng lẫn chất lượng". Vì vậy theo Giáo sư, anh Quân nhận "bản án vô sinh" cũng chỉ vì điều trị ban đầu chậm và không hiệu quả.
"Với trường hợp này, chúng tôi dùng thuốc để làm tinh hoàn to lại như bình thường, sau đó kích hoạt tinh hoàn để có tinh trùng. Không chỉ anh Quân, nhiều trường hợp chúng tôi đã chữa thành công và bệnh nhân cũng đã có con khỏe mạnh", Giáo sư Trần Quán Anh cho biết thêm.
Với kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực điều trị vô sinh nam, từng cứu chữa thành công hàng nghìn ca tinh trùng yếu, không có tinh trùng do biến chứng quai bị cũng như nhiều nguyên nhân vô sinh khác, Giáo sư Trần Quán Anh đã giúp số lượng và chất lượng tinh trùng của anh Quân tăng lên đáng kể chỉ sau 2 tháng điều trị.
Khi số tinh trùng của anh từ 4 triệu đã tăng lên 28 triệu/ml, cũng là lúc chị Phương được chính Phó Giáo sư Lê Hoàng - chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa và vô sinh hiếm muộn thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
"Hôm đi chọc trứng, lo mất ăn mất ngủ nhưng bác sĩ Lê Hoàng thao tác nhẹ nhàng, không đau đớn, sau đó nằm nghỉ 30 phút là có thể ra về. Bác Hoàng còn dặn với theo, đừng căng thẳng quá, cứ lạc quan lên sẽ sớm có tin vui", chị nhớ lại.
Rồi trái ngọt hạnh phúc đã đến, sau 12 ngày chuyển phôi, kết quả xét nghiệm beta của chị Phương rất cao. Niềm vui lại nhân đôi khi bác sĩ thông báo chị mang song thai đúng vào dịp kỷ niệm 2 năm ngày cưới: "Tôi thật sự rất vui, hạnh phúc đến nỗi không có từ ngữ nào có thể diễn tả được khi biết mình sắp được làm mẹ".
Những ngày mang thai, chị Phương hay có nhiều cơn co. Để yên tâm, từ tuần 22, chị đăng ký theo dõi thai sản ngay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ngày 6/8/2018, hai bé Gia Minh và Gia Thành ra đời do chính tay bác sĩ Lê Hoàng trực tiếp mổ. Tiếng khóc chào đời của các con là niềm hạnh phúc vô bờ của anh Quân, chị Phương và gia đình sau 2 năm trời vất vả, kiên trì chữa trị.
"Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt, người cay đắng đã chia phần hạnh phúc", ngày đón 2 con về nhà, câu chúc sớm sinh quý tử trong ngày tân hôn giờ đã thành hiện thực, căn nhà nhỏ của anh chị đã rộn rã tiếng cười con trẻ, hạnh phúc đã trọn vẹn như một giấc mơ.
Trong những ngày đầu năm mới 2019, đôi vợ chồng Quân - Phương không chỉ bận rộn chăm sóc 2 "quý tử" mà còn tích cực tham gia các diễn đàn về vô sinh hiếm muộn, truyền cảm hứng, động viên cho các gia đình hiếm muộn đang đi tìm con yêu.
Anh chia sẻ quyết định điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là bước ngoặt trong hành trình chữa vô sinh của vợ chồng. May mắn của anh chị còn là được điều trị bởi các bác sĩ chuyên gia đầu ngành, quá trình khám và tư vấn được thực hiện toàn diện, nhanh gọn và khoa học theo những phương pháp hiện đại để chẩn đoán chính xác tình trạng vô sinh hiếm muộn của cả hai.
"Từ việc xác định rõ nguyên nhân bệnh, chúng tôi được điều trị bằng phác đồ hiệu quả và phù hợp nhất, chính vì thế chúng tôi đã nhanh chóng có được kết quả hạnh phúc trên cả mong đợi", anh nói.
Hàng nghìn em bé khỏe mạnh đã ra đời từ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA). Đó không chỉ là niềm hạnh phúc vô bờ của những gia đình hiếm muộn, mà còn là niềm tự hào của Giáo sư Trần Quán Anh, Phó Giáo sư Lê Hoàng cùng tập thể y bác sĩ nơi đây khi đã làm chủ được các kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn hiện đại, tiên tiến, sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sự liên kết chặt chẽ và linh hoạt giữa các khoa ngay trong Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc bởi quy trình khám chữa bệnh toàn diện, hiệu quả.
Cùng với đó, sự phục vụ tận tình, thân thiện và chuyên nghiệp tại IVFTA luôn đem lại sự hài lòng và tin tưởng cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
Đó chính là những "chìa khóa vàng" làm nên tỷ lệ thành công trung bình của IVFTA lên đến 60,9%, trong đó có nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi, nam giới không có tinh trùng, có bệnh lý kèm theo. Tỷ lệ này lên tới 61,8% nếu tính riêng nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi.
Phong Lan
Tư vấn online: Vô sinh không vô vọng
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất thế giới với hơn một triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản.
Việc chưa có những kiến thức khoa học về sức khỏe sinh sản cũng như thiếu thông tin về các biện pháp khám, chữa bệnh, các cơ sở điều trị uy tín... dẫn tới việc nhiều cặp vợ chồng bỏ lỡ "thời điểm vàng" khám chữa bệnh, mất nhiều thời gian, công sức và tài chính khi lựa chọn sai các phương pháp điều trị, dẫn đến không thành công hoặc thậm chí mất hẳn cơ hội có con.
Nhằm cập nhật thông tin về những phương pháp hiện đại trong điều trị vô sinh hiếm muộn, giúp sớm hiện thực hóa giấc mơ có con của các cặp vợ chồng, Báo điện tử VnExpress thực hiện Chương trình Tư vấn online "Vô sinh không vô vọng". Chương trình có sự tham gia của Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam - Trưởng khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội và Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA).
Thời gian: từ ngày 20-26/2/2019. Bạn đọc quan tâm chương trình có thể gửi câu hỏi trực tiếp cho chương trình tại đây hoặc bình luận, gửi tin nhắn cho Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh Hà Nội, gọi đến hotline: 18006858.