Tôi tin mình trả lời được câu hỏi Vì sao người Việt chưa đoạt giải Nobel? Người Việt cũng biết đào rất sâu để học, rất biết tìm hiểu, nghiên cứu nên kiến thức ngang ngửa với các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, chứ không chỉ giỏi học vẹt như định kiến của nhiều người.
Người châu Á ở nước ngoài đạt nhiều thành tích khi trẻ, người đoạt giải thứ hạng cao ở những trường đại học, cuộc thi học thuật phần nhiều là người châu Á.
>> 'Chỉ cần 0,1% học sinh thành nhà khoa học, phát minh'
Chị gái tôi cũng thuộc top đầu một trường đại học bên Australia dù ở Việt Nam học lực bình thường. Người châu Á nhìn chung tuy rất giỏi nhưng khó tạo các công trình khoa học lớn.
Mục tiêu về sau của đa phần người Việt hay người châu Á nói chung, là an cư lạc nghiệp, thường nghiêng về gia đình thịnh vượng, sự giàu có vật chất và danh vọng.
Những mục tiêu này tuy là chính đáng nhưng khi đạt được lại tạo hiệu ứng chây ỳ, khiến con người không còn cố gắng nữa. Ví dụ tôi thấy phổ biến nhất, là các bạn trẻ 35, 40 tuổi khi có nhà lớn, con học trường đắt tiền, thường chọn nghỉ hưu sớm, sáng nào cũng ra hàng quán ngồi, hoặc theo đuổi những mục tiêu khác liên quan tới tài chính như bất động sản, làm kinh tế, đầu tư.
>> Cán cân lệch 'kiếm tiền và dạy dỗ con cái'
Trong khi đó, các nghiên cứu sinh tôi biết ở phương Tây họ ở nhà thuê, nhưng lúc nào cũng cháy hoài bão, mục tiêu như lời của một bạn nói là "vén bằng được bức màn bí ẩn của vũ trụ".
Với mục tiêu như vậy họ thường dám ngồi nghiên cứu và tìm tòi, tới khi già yếu vẫn đều đều làm việc. Tôi thấy nhiều ông Tây 70 tuổi vẫn đi làm, trong khi các đàn anh người châu Á cùng đơn vị đã nghỉ việc qua chỗ khác làm sếp dự án (tức ít đụng kỹ thuật nữa) hoặc nghỉ hưu sớm.
Và nữa, đa phần công trình khoa học lớn, các giải Nobel toàn những "ông già" lên nhận giải, vì đơn giản họ là những người dám hy sinh cả đời cho khoa học.
Hoang
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.