Trả lời:
Uống cà phê hỗ trợ làm giảm mỡ máu, tốt cho người mỡ máu cao. Cà phê chứa chống oxy hóa như axit chlorogenic và melanoidins, bảo vệ cơ thể giảm nguy cơ tổn thương trước các gốc tự do, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tác dụng giảm mỡ máu của cà phê tùy trường hợp, có sự khác biệt theo độ tuổi người uống và cách thức pha chế.
Người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ 24 g cà phê mỗi ngày hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu, gây xơ vữa mạch máu, tiềm ẩn nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, đàn ông trên 60 tuổi sử dụng nhiều đồ uống này có nguy cơ tăng cholesterol xấu trong máu.
Người bệnh mỡ máu cao, nhất là người cao tuổi, chỉ nên uống dưới ba tách cà phê mỗi ngày, tương đương dưới 710 ml. Tuy nhiên, mỗi người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để biết được mức độ hoặc hàm lượng cà phê được uống mỗi ngày nhằm đảm bảo an toàn.
Dùng cà phê pha phin có thể ít nguy cơ tăng mỡ máu so với cà phê pha máy. Nguyên nhân là do khác biệt về cách pha chế khiến cho hàm lượng cafestol và kahweol-diterpenes (hai hợp chất có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu) có trong cà phê pha phin thường ít hơn so với cà phê pha máy.
Người bệnh mỡ máu cao nên tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ với bác sĩ tim mạch. Bổ sung tinh chất thiên nhiên GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ) hỗ trợ điều hòa cholesterol tự nhiên, cải thiện hoạt động của các receptor (thụ thể tế bào), góp phần điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |