Theo thông báo mới đây của Bộ Thương mại, đây là những đơn vị đã đóng cửa dài hạn hoặc từ chối tiếp đoàn Hải quan Mỹ hồi tháng 8 năm ngoái. Ngoài ra, trong số 98 doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra, 17 bị liệt vào dạng có nguy cơ chuyển tải cao (chuyển tải quota bất hợp pháp), và sẽ bị bộ theo dõi chặt.
Ngay sau khi liên bộ Thương mại - Công nghiệp công bố việc phân bổ quota đợt I năm 2004, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP HCM thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc để đóng cửa nhà máy, dù rằng đây là mùa làm ăn tất bật nhất trong năm.
Hôm nay, 550 doanh nghiệp có thành tích làm hàng sang Mỹ đã được nhận thông báo giao quota đợt I, năm 2004, với tổng số hơn 16,2 triệu đơn vị sản phẩm thuộc 22 Cat. Theo Vụ phó Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Lê Văn Thắng, nguyên tắc phân bổ vẫn nhất quán là tính hạn ngạch thành tích trên cơ sở số liệu xuất của 8 tháng cuối năm 2003.
Theo tinh thần Thông tư 07 mà hai bộ Thương mại và Công nghiệp công bố sáng nay, việc quản lý, phân bổ quota năm sau sẽ do liên bộ trực tiếp đảm nhiệm như đã làm trong năm nay mà không tiến hành đấu thầu và phân cấp cho các địa phương. Liên bộ dự kiến bắt đầu giao cho doanh nghiệp sớm nhất vào tuần tới.
Theo Vụ phó Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Lê Văn Thắng, nhiều chuyên gia thừa nhận phương thức đấu thầu đã bộc lộ một số hạn chế và không còn thích ứng với hàng dệt may trong giai đoạn hiện nay. Chiều qua, ông đã trao đổi với VnExpress về dự thảo quy chế phân bổ hạn ngạch sang Mỹ năm sau.
Đấu thầu sẽ làm tăng đơn giá gia công sản phẩm, đối tác không đặt hàng vì giá cao và hậu quả cuối cùng là "ế" quota, doanh nghiệp có nguy cơ mất đối tác, mất thị trường. Đó là lý do quan trọng mà phần lớn đại biểu đưa ra tại hội thảo đề xuất phương án phân bổ hạn ngạch diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Hôm qua, Bộ đã công bố văn bản của Thứ trưởng thường trực Mai Văn Dâu giải đáp thắc mắc liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch dệt may sang Mỹ thời gian gần đây. Trong đó, ông Dâu khẳng định, quá trình phân giao được tiến hành một cách công khai, minh bạch và công bằng.
Trao đổi với VnExpress sáng nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may tại TP HCM đều thắc mắc tại sao trong thông báo của Bộ Thương mại hôm qua lại có nhiều hệ số K đến như vậy. Câu hỏi được nhiều người đưa ra nhất là dựa vào cơ sở nào mà Tổ điều hành Liên ngành lại đưa ra hệ số phân bổ hạn ngạch.
Hôm qua, sau khi đã hoàn tất việc phân giao hạn ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ năm 2003, Bộ Thương mại chính thức công bố các tiêu thức đã sử dụng làm cơ sở phân bổ, giúp doanh nghiệp có thể tự kiểm tra, đối chiếu số lượng quota đã nhận.
Vụ phó Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại Lê Văn Thắng đã cho VnExpress biết như vậy trong cuộc trao đổi sáng 17/6. Hiện cơ chế phân bổ hạn ngạch dệt may sang Mỹ đang được các bộ, ngành bàn thảo và sẽ chính thức công bố vào nửa cuối tháng 8.
Hôm qua, sau hơn 10 ngày trễ hẹn, Bộ Thương mại đã chính thức giao hạn ngạch đợt 1 với tổng số hơn 5 triệu tá sản phẩm của 38 cat các loại. Đại diện nhiều công ty dệt may cho VnExpress biết, họ vô cùng bàng hoàng vì lượng quota được cấp quá ít, may ra chỉ đủ để xuất trong tháng này.
Vụ phó Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Lê Văn Thắng vừa cho VnExpress biết, bản báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may làm hàng đi Mỹ đã được hoàn tất chiều nay. Nếu không có gì thay đổi, sáng mai, Bộ sẽ tiến hành phân giao hạn ngạch đợt đầu cho 336 đơn vị.
Sáng nay, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) Lê Văn Thắng cho VnExpress biết, bộ dự kiến sẽ trực tiếp giao hạn ngạch năm 2003 cho doanh nghiệp dựa trên thực lực sản xuất của đơn vị đó.
Theo văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Thương mại, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ phân bổ cho các doanh nghiệp trong năm 2003 sẽ tính gộp cả lượng hàng mà đơn vị đó xuất đi từ 1/5 đến khi có thông báo giao hạn ngạch của liên bộ Thương mại, Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Công nghiệp.