Sau cuộc hội kiến với Bộ Thương mại Việt Nam sáng 27/7, phía Hải quan Mỹ quyết định đầu tháng 8 tới sẽ sang làm việc với các doanh nghiệp dệt may. Theo bộ, đây là cuộc kiểm tra định kỳ theo tinh thần hiệp định dệt may song phương.
Bộ Thương mại cho biết, hôm 23/7 vừa qua, tại Washington, đại diện chính phủ Việt Nam và Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ gia hạn Hiệp định song phương về hàng dệt may áp dụng cho giai đoạn từ 1/1 đến 31/12/2005.
Sáng nay, khi tiến hành biểu quyết về quy chế phân bổ hạn ngạch dệt may cho năm 2005, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nên giữ nguyên cách phân phối quota dệt như hiện nay thay vì thực hiện theo phương án mà bộ trưởng Thương mại gợi ý.
Washington vừa đề xuất giảm 4,5% tổng hạn ngạch tiêu chuẩn dành cho Việt Nam năm nay, sau đợt điều tra và kết luận chính thức của Hải quan Mỹ về việc này. Trong khi đó, Hà Nội đang nỗ lực đàm phán với mong muốn hạ bớt mức phạt xuống đúng bằng phần quota bị phát hiện chuyển tải bất hợp pháp.
"Có lần xuất đi EU, chúng tôi được yêu cầu nộp công văn xin hạn ngạch sau khi đã giao hàng. Hơn 30 năm trong nghề, tôi chưa thấy ở một đất nước nào người ta lại phân bổ quota sau khi hàng đi rồi", ý kiến của ông Yi Dong Hwan, Tổng giám đốc Vina Korea hâm nóng buổi toạ đàm về xuất khẩu dệt may sáng nay.
Liên bộ Thương mại và Công nghiệp hôm qua công bố nguyên tắc thưởng quota cho doanh nghiệp xuất khẩu các Cat không bị quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ, trong đó đưa ra tiêu chí kim ngạch xuất khẩu các Cat phi hạn ngạch nửa đầu năm tối thiểu phải đạt 300.000 USD.
Các chuyên gia thương mại cảnh báo chỉ tiêu kim ngạch 4 tỷ USD năm nay khó có thể đạt được bởi lượng quota sang Mỹ, thị trường lớn nhất, thấp hơn năm ngoái. Trong khi đó, tình hình xuất vào các thị trường khác, ngoài EU chưa cải thiện nhiều.