Sau gần tháng rưỡi họp tại hội trường, sáng nay kỳ họp Quốc hội thứ 7 khoá XI đã kết thúc bằng việc thông qua nghị quyết tập trung chỉ đạo xây dựng nhà máy số 1 lọc dầu Dung Quất và phê chuẩn ngân sách năm 2003 với hơn 29 nghìn tỷ đồng bội chi.
"Tham nhũng không chỉ xuất hiện ở một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức mà nó còn nằm cả trong suy nghĩ của người dân, việc gì cũng phải có tiền mới xong" đại biểu Huỳnh Thị Hường đã thu hút sự chú ý của đại biểu bằng nhận xét đó, khi QH dành trọn cả ngày 13/6 để thảo luận về dự luật phòng chống tham nhũng.
Ngày 11/6, dự án Luật phòng, chống tham nhũng, được dư luận chờ đợi, đã ra mắt Quốc hội. Lần đầu tiên vấn đề kê khai tài sản của vợ (chồng), con các quan chức, cán bộ đã được đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, xung quanh quy định này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tổng kết 3 ngày chất vấn bằng nhận xét: "Các bộ trưởng đã thẳng thắn nhận khuyết điểm và thiếu sót là thái độ nghiêm túc, song cử tri mong muốn không phải nhận khuyết điểm là xong mà phải sớm khắc phục".
Chiều 10/6, lần đầu tiên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Trong 60 phút, người đứng đầu ngành công an đối diện với hàng loạt câu hỏi về tình trạng tiêu cực của cảnh sát giao thông, quản lý hộ khẩu rườm rà và nghi vấn về sự bao che của công an phường với các "động lắc" vừa bị triệt phá.
Sáng nay, Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung là người thứ 6 đăng đàn Quốc hội. Các chất vấn tập trung vào chính sách tiền lương, định mức biên chế, trợ cấp người có công... Trong đó, chậm lương là chủ đề bức xúc nhất, khiến Bộ trưởng phải nhiều lần "xin nhận trách nhiệm".
Trong khi các bộ trưởng nhận được hàng chục câu hỏi chất vấn, thì Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng lại chỉ nhận được 5-6 chất vấn trực tiếp sáng nay, xung quanh những vấn đề không mới: tiền lương, học phí, viện phí...
Sau 2 ngày Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều cử tri cho biết không thực sự thỏa mãn với câu trả lời của các bộ trưởng. VnExpress đã ghi nhận một số ý kiến.
Chỉ được dành hơn 20 phút 'vét' của buổi chiều 9/6 để trả lời chất vấn, lần đầu tiên Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã công bố các trường hợp vi phạm định mức, tiêu chuẩn mua sắm bị phát hiện trong năm 2004 và đầu năm nay. 456 trường hợp đã bị xử lý, thu hồi công quỹ 51 tỷ đồng.
Chiều 9/6, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển lần thứ 3 liên tiếp đăng đàn Quốc hội. Trong 60 phút trả lời chất vấn, đối diện với những câu hỏi hóc búa về những yếu kém chậm được giải quyết, ông Hiển liên tiếp "xin nhận trách nhiệm". Tuy nhiên, phương thuốc giải quyết dứt điểm căn bệnh giáo dục lại không được đưa ra.
Sáng nay, Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến là thành viên Chính phủ thứ 2 đăng đàn Quốc hội. Giá thuốc leo thang, y đức xuống cấp, những bất cập trong việc khám chữa bệnh cho trẻ em là những vấn đề chính mà đại biểu đặt ra với người đứng đầu ngành y tế.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công nghiệp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đưa ra nhận định tổng quan về dự án Dung Quất. Ông cho rằng, Chính phủ đã thẳng thắn khi nhận lỗi trước Quốc hội, và Quốc hội cũng phải rút ra bài học sâu sắc để khắc phục những khuyết điểm.
"Phải nói thẳng là 'tội' chứ không phải là khuyết điểm, với 2 tư cách là đại biểu quốc hội và thành viên Chính phủ khi đó, tôi xin nhận 'tội' vì những hậu quả do sự chậm trễ dự án Dung Quất". Thay vì chất vấn, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã gây sốc bằng sự giãi bày. Ngay sau đó, ông đã trả lời VnExpress.
Sáng 8/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho biết, do bận công tác nước ngoài, Bộ trưởng Đào Đình Bình sẽ không trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Danh sách thành viên Chính phủ trả lời chất vấn rút xuống còn 10 người. Thời gian trả lời chất vấn của mỗi bộ trưởng dự kiến là 60 phút.
"Hiện nay, bác sĩ chạy theo chuyên khoa lâm sàng dễ kiếm tiền, tập trung ở các bệnh viện lớn để có nguồn thu làm thêm. Các bệnh viện thì lạm dụng xét nghiệm và chạy theo kỹ thuật hiện đại để nâng thu nhập cho nhân viên", báo cáo giám sát của Quốc hội, sáng nay, chỉ rõ tiêu cực của ngành y tế.
Hôm nay, dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được đưa lên bàn nghị sự Quốc hội. Trong vòng vây của báo giới, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí VN Phạm Quang Dự đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân chậm trễ, gây lãng phí lớn của dự án này.
"Những chỉ thị, quy định chống lãng phí chúng ta không thiếu, vấn đề là người đứng đầu có dám thực hiện hay không. Vừa qua, hàng loạt cán bộ lạm dụng xe công lễ chùa bị nêu trên báo nhưng đã thấy ai bị kỷ luật đâu?", đại biểu Trần Công Kích phát biểu tại Quốc hội, sáng nay.
Ngày mai, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội. Theo dự kiến ban đầu, năm 2002, nhà máy sẽ đi vào sản xuất nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành. Tổng mức đầu tư phát sinh do chậm tiến độ lên tới hàng triệu USD.
"Những động lắc, ổ ăn chơi sa đọa vừa bị triệt phá chủ yếu là thanh niên. Chúng ta mới chỉ quản lý thanh niên tại công sở, trường học còn giới trẻ ngoài xã hội thì sao?", đại biểu Hoàng Thiện Cát phát biểu tại buổi thảo luận Luật thanh niên, ngày 5/6.
Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa hoàn tất việc tổng hợp 979 kiến nghị của cử tri báo cáo Quốc hội trước phiên chất vấn. Những vấn đề được cử tri quan tâm nhất là: nạn tham nhũng, lãng phí, rút ruột các công trình xây dựng nạn, việc chậm triển khai chế độ lương mới, tràn lan động "lắc".