Theo chương trình giống thuỷ sản vừa được Chính phủ phê duyệt, đến 2010 Việt Nam sẽ có tập đoàn giống thuỷ sản đa dạng, có giá trị kinh tế, xuất khẩu; đồng thời cung cấp 35 tỷ con giống tôm và trên 500 triệu con giống giáp xác, cùng khoảng 400 triệu con giống cá biển nước lợ, mặn.
Uỷ ban Đặc nhiệm về Tôm (CITAC) vừa công bố 3 bản nghiên cứu mới nhất liên quan tới vụ kiện chống bán phá giá tôm, trong đó cảnh báo giá loại hải sản này có thể đội cao tới trời nếu Bộ Thương mại Mỹ kiên quyết áp thuế cao với 6 quốc gia bị đơn.
Theo tin từ VASEP, ngư dân đảo quốc này đang e ngại sự tràn ngập của tôm đến từ Trung Quốc khiến giá sản phẩm trong nước giảm mạnh, đồng thời sẽ xảy ra nhầm lẫn khiến tôm Indonesia xuất sang Mỹ bị đánh thuế cao.
Vừa phải hầu kiện chống bán phá giá tại Mỹ, vừa ngược xuôi lo nguyên liệu, ngành chế biến tôm chưa bao giờ lại rơi vào cảnh khó khăn đến thế. Theo Chủ tịch VASEP Hồ Quốc Lực, bao trùm lên tất cả chính là nỗi lo về chất lượng đầu vào cũng như nguy cơ giá thành phẩm rớt mạnh.
Chủ tịch VASEP Hồ Quốc Lực cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa quyết định chưa thay đổi chính sách đối xử với các bị đơn hưởng mức thuế suất riêng (bị đơn tự nguyện mục A) thuộc nền kinh tế phi thị trường trong vụ kiện chống bán phá giá tôm.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa quyết định chọn Bangladesh và Ấn Độ làm thị trường thay thế để tính giá trong vụ kiện tôm cho 2 nước có nền kinh tế phi thị trường (lần lượt là Việt Nam và Trung Quốc). Dự kiến phải đến sát ngày ra phán quyết sơ bộ, DOC mới công bố thêm về giá trị thay thế cho 2 bị đơn này.
Sáng nay, tại Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam (TP HCM), VnEpress đã có cuộc trao đổi với ông Trương Văn Hòe, Phó chủ tịnh Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam về những vẫn đề xung quanh vụ kiện tôm.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), Uỷ ban Đặc nhiệm về Tôm (CITAC) vừa công bố tấm bản đồ nước Mỹ trong đó chỉ ra số lượng việc làm ở mỗi bang có nguy cơ mất đi do vụ kiện chống bán phá giá, so với số việc làm có thể “được bảo vệ” từ vụ kiện này.
1/6 vừa qua là hạn cuối cùng để các tổ chức, cá nhân trên thế giới gửi ý kiến tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc áp dụng cách tính riêng rẽ với nền kinh tế phi thị trường trong một vụ kiện chống bán phá giá. Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển đã yêu cầu giữ nguyên phương pháp này.
"Liên minh Tôm miền Nam (SSA) đang mưu toan thuyết phục Bộ Thương mại thuận theo lý lẽ của riêng mình và áp thuế hồi tố với tôm nhập khẩu. Bởi họ hiểu nếu đúng luật, họ sẽ thua". Đó là nội dung thông cáo vừa được Uỷ ban Đặc nhiệm về Tôm (CITAC) của Hiệp hội tiêu dùng Mỹ phát đi.
“Chúng tôi đang rất lo lắng vì nếu bị áp thuế chống phá giá, sản lượng tôm xuất khẩu giảm đi thì không biết làm gì đây. Nhiều người rồi sẽ rơi vào cảnh đói nghèo như trước”, ông Phan Vy Long, một nông dân nuôi tôm tại Cần Giờ (TP HCM) nói.
Chủ tịch VASEP Hồ Quốc Lực, hôm qua, cho biết, ngay khi Bộ Thương mại Mỹ lùi thời hạn ra phán quyết sơ bộ, Liên minh Tôm Miền Nam (SSA) vội vã nộp đơn yêu cầu áp dụng tình trạng khẩn cấp với 4 nước. Theo ông, nếu đề nghị đó được chấp thuận, Việt Nam sẽ chịu thuế hồi tố từ ngày 13/4.
Uỷ ban Đặc nhiệm về tôm (CITAC) cho hay, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm qua tuyên bố lùi thời hạn ra phán quyết sơ bộ về vụ kiện tới cuối tháng 7. Riêng với 2 nước có nền kinh tế phi thị trường là Việt Nam và Trung Quốc, quyết định sẽ được đưa ra vào 2/7.
Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe chiều nay cho biết, có khả năng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ lùi thời gian ra phán quyết sơ bộ đến cuối tháng 7, chậm 50 ngày so với dự kiến, do tính chất phức tạp của vụ kiện.
Theo tin từ Hiệp hội Thủy sản VN, Hiệp hội tôm bang Lousiana (LSA) vừa đệ đơn lên toà án liên bang cáo buộc Liên minh tôm miền nam (SSA) lừa dối lôi kéo họ góp tiền chi cho vụ kiện 6 nước xuất khẩu tôm bán phá giá vào Mỹ.
Các chuyên gia thương mại nhận định, vụ kiện bán phá giá tôm đang đảo lộn cung cầu tại một số thị trường nhập khẩu chủ lực. Indonesia, nhờ thoát khỏi pháp đình, đang dồn sức xuất hàng sang mảnh đất màu mỡ Mỹ, bỏ lại EU và Nhật Bản cho 6 nước bị đơn cùng các đối thủ khác chia xẻ thị phần.
Liên minh hành động thương mại ngành hàng tiêu dùng Mỹ (CITAC) hôm nay phát đi thông cáo có nhan đề "Nhà hàng, quầy bán lẻ, giới phân phối hải sản cùng các ngành hàng tiêu dùng khác quyết hợp lực chiến đấu chống lại vụ kiện tôm", đồng thời tuyên bố thành lập uỷ ban chuyên trách về vấn đề này.
Theo Vụ Âu - Mỹ (Bộ Thương mại), khả năng xuất khẩu tôm Việt Nam vào một số thị trường thế giới như EU, Canada... trong năm nay và thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn.
Thái Lan vừa cảnh báo, trong những tháng tới, Mỹ và các nước nhập khẩu tôm khác sẽ bị thiếu nguồn cung cấp tôm. Nguyên nhân là do các nước xuất khẩu chính đã hạn chế nuôi tôm để đối phó với cuộc điều tra chống bán phá giá.
Sáng nay, trả lời VnExpress về nguyên nhân Asia Hawaii Ventures (AHV) - một công ty 100% vốn nước ngoài của Mỹ - dự định kiện Bộ Thương mại Mỹ, giám đốc Trần Tony Phúc Thành cho biết, doanh nghiệp không hề nhận được bất cứ trợ cấp nào để có thể bán phá giá tôm.