Chế biến tôm tại Mỹ. |
Thống kê của Bộ Thủy sản Indonesia cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của nước này sang Nhật Bản giảm hơn 14% xuống còn gần 530 triệu USD trong ngoái. Khối lượng xuất khâu rcũng giảm 2,3% xuống còn 52.367 tấn. Người đứng đầu bộ này cho hay, sự giảm sút đó là có chủ ý bởi Indonesia đang khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, nhân lúc Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador và Brazil đang mải đối phó với vụ kiện và có nguy cơ bị áp thuế rất cao.
Trong khi đó, cũng do lo sợ bị áp dụng tình trạng khẩn cấp trước thời điểm Washington đưa ra quyết định sơ bộ, 6 nước bị kiện đã giảm hẳn lượng xuất sang thị trường này và làm căng thẳng tình hình cung cầu tại đây. Thường thì mỗi năm, Mỹ nhập tới 500.000 tấn tôm hùm, 300.000 tấn trong số đó có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Brazil. Nhân cơ hội này, không chỉ tăng khối lượng, Indonesia còn nâng giá tôm sú và tôm windu xuất khẩu vào Mỹ thêm 16% (tính từ thời điểm Mỹ bắt đầu áp thuế nhập khẩu 40% với 6 nước bị đơn). Nếu như tháng trước, giá 1 kg tôm hùm xuất khẩu của Indonesia chỉ là 10 USD thì nay đã lên tới gần 12 USD; tôm yenname cũng tăng thêm khoảng 8-9 cent, lên 0,8 USD/kg.
Cạnh trạnh tại thị trường EU và Nhật Bản trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, sau khi 6 nước bị kiện đã chuyển hướng trọng tâm từ Mỹ sang đây. Dù sa sút về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, tôm Indonesia vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản (khoảng 25%). Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan lần lượt chiếm 19,7%; 10,6% và 7,7% trong tổng số 2,54 tỷ USD tôm nhập khẩu vào Nhật. Còn EU, luôn được xem là một thị trường khó tính với những rào cản kỹ thuật rất khó vượt qua. Riêng Thái Lan, sau thời gian dài chật vật đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nay lại đang đối mặt với mức thuế nhập khẩu 20% do EU áp đặt.
Vào lúc này, vụ kiện chống bán phá giá tôm không chỉ là cuộc chiến giữa 6 nước với một nhóm các nhà câu tôm miền Nam nước Mỹ, mà đang nổi lên như một mâu thuẫn gay gắt giữa các ngành nghề, dịch vụ trong lòng nước Mỹ. Tuần trước, Liên minh hành động thương mại ngành hàng tiêu dùng Mỹ (CITAC) cùng Hiệp hội Các nhà phân phối Hải sản Mỹ (ASDA) đã thành lập Uỷ ban Đặc nhiệm về tôm để phản đối vụ kiện.
Song Linh