Học ở trường nào ra thì có việc làm? Làm sao để yên tâm đầu tư vào giáo dục, tổ chức thi thế nào để đảm bảo công bằng... là những câu hỏi mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lấy tư cách là một người dân chuyển đến những người làm công tác giáo dục.
Lãnh đạo các đại học lớn cho rằng, tiêu chí để xét tuyển vào mỗi trường là khác nhau, độ tin cậy vào kết quả kỳ thi quốc gia chung chưa cao nên dự định tổ chức thi tuyển sinh riêng năm 2015.
Nhiều du học sinh đã, đang học cấp 3, đại học ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... ủng hộ việc tổ chức kỳ thi quốc gia chung và dùng điểm tốt nghiệp để xét tuyển ĐH, nhưng cho rằng ba phương án thi Bộ GD&ĐT đưa ra đều chưa hợp lý.
Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá một kỳ thi quốc gia như Bộ GD&ĐT đề xuất sẽ tương tự kỳ thi nhận bằng tú tài ở Pháp. Nếu áp dụng sẽ là tai họa lớn cho giáo dục, xem nhẹ chất lượng nguồn nhân lực...
"Những năm trước chỉ có một mức điểm sàn dẫn đến việc thí sinh dù điểm cao nhưng đăng ký sai trường cũng vẫn bị trượt. Ba mức điểm xét tuyển sẽ giúp các em tăng cơ hội vào đại học", Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Việc đơn giản hóa một kỳ thi với hai mục tiêu là tốt, tuy nhiên, rất khó chọn một trong 3 phương án Bộ GD&ĐT vừa công bố - ông Vũ Văn Hóa, nguyên Giám đốc Học viện Tài chính, hiện là Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội nói.
Nhận xét kỳ thi tốt nghiệp của Việt Nam trong những năm qua có nhiều tiêu cực, chưa đảm bảo việc đánh giá chất lượng của học sinh, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng Việt Nam nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp thay vì bỏ thi đại học.
"Học và thi 6 môn dung hợp phương thức thi tốt nghiệp từ 2013 trở về trước. Thí sinh sẽ chọn 3/6 môn theo khối như thi đại học, tạo thuận lợi cho các trường ĐH xét tuyển", TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng ĐH FPT góp ý.
"Trong lúc chương trình và SGK chưa thay đổi thì việc tổng hợp hay tích hợp bài thi là chưa phù hợp. Tiếp tục thi theo môn sẽ tránh được cú sốc tâm lý cho học sinh", thầy Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn THPT Anhxtanh (Hà Nội) viết.
Nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT ủng hộ thi theo môn, nhiều người khác lại đồng ý thi theo bài. Bộ trưởng Giáo dục thì cho biết có ba phương án nhưng thực chất là một, chỉ có cấp độ khác nhau.
Phương án dự thảo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thay cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học sẽ được thực hiện vào năm 2015. Ba phương án môn thi đang được Bộ Giáo dục xin ý kiến dư luận.
Nếu có kỳ thi quốc gia chung, các trường đại học, cao đẳng xét tuyển dựa trên kết quả đó, trường nào muốn kiểm tra thêm các năng lực của học sinh thì tổ chức thi riêng.
Đó là kiến nghị của nhiều đại biểu dự Hội nghị cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng 2003 tổ chức hôm 9/11, tại Thái Nguyên. Theo đánh giá của ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng Vụ đại học, điểm yếu của đợt tuyển sinh 2002 là cơ chế xét tuyển.
Cần phải khẳng định rằng chủ trương tổ chức một kỳ thi ĐH chung cho các trường thi cùng một khối là hết sức đúng đắn. Việc tổ chức thi một lần và dùng kết quả đó để xét tuyển cho nhiều trường sẽ làm tăng thêm chứ không phải tước mất cơ hội của các thí sinh như bạn Nga Thanh đã nói.