Khi xây dựng dự thảo phân cấp quản lý, thành phố phải đối diện 23 bộ, ngành và không dễ thuyết phục các đơn vị bỏ quyền để giao về địa phương, theo lãnh đạo TP HCM.
Thủ tướng yêu cầu cần vận dụng những gì thông thoáng nhất, không để các quy định chồng chéo, chờ đợi bộ ngành thống nhất cản trở TP HCM thực hiện cơ chế đặc thù.
TP HCM chính thức có Sở An toàn thực phẩm sau 6 năm thí điểm, đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước có mô hình này.
Thành phố sẽ tăng thêm 52 phó chủ tịch, 323 công chức và 1.809 người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn.
Trung tâm hành chính công TP Thủ Đức là nơi tiếp nhận, trả kết quả và giải quyết một số thủ tục hành chính, đây là địa phương đầu tiên ở TP HCM có mô hình này.
Dự án mở rộng quốc lộ 1, 13, 22, trục Bắc - Nam cùng xây cầu - đường Bình Tiên tổng kinh phí hơn 37.000 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức BOT, vốn doanh nghiệp tham gia 46-50%.
Danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT, lập Sở An toàn thực phẩm, tổ chức bộ máy TP Thủ Đức... là các nội dung được HĐND TP HCM xem xét tại kỳ họp sáng 19/9.
Làm cán bộ, công chức của TP HCM không thể giàu như doanh nhân, nhưng mức lương phải đủ sống, để an tâm công tác, theo ông Phan Văn Mãi.
Ngoài dự án mới cầu - đường Bình Tiên, 4 công trình mở rộng quốc lộ 1, 13, 22 và trục Bắc - Nam được đề nghị đầu tư bằng hình thức BOT với tổng kinh phí hơn 37.000 tỷ đồng.
Hội đồng do TS Trần Du Lịch làm chủ tịch cùng 24 thành viên sẽ tư vấn cho TP HCM thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98.
TP Thủ Đức, ba huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 48 xã, phường, thị trấn có trên 50.000 dân sẽ có thêm phó chủ tịch UBND để giải quyết tình trạng quá tải công việc.
Thủ tướng giao các đơn vị xây dựng ngay nghị định hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù phát triển TP HCM theo trình tự rút gọn, hoàn thành trước 15/8.
Trong Dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, tôi quan tâm tới hai vấn đề quan trọng nhưng được lồng ghép vào nhau và trình bày chưa thực sự rõ ràng, về nội dung thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD).
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng bên cạnh cơ chế đặc thù, các cơ quan cần nghiên cứu, hướng tới xây dựng Luật Đô thị đặc biệt cho thành phố.
Trong số các chính sách mới nêu tại dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng "chưa thấy vượt trội".
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, đề xuất lập Sở An toàn thực phẩm TP HCM có đủ cơ sở pháp lý để thí điểm, sau đó đánh giá, nghiên cứu nhân rộng ra các đô thị lớn.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cơ quan soạn thảo tránh tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập, chế độ giữa người lao động của TP HCM với địa phương khác khi xây dựng cơ chế ưu đãi, thu hút.
Sáng 26/5, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP HCM với 27 điểm mới, đột phá.
Nếu làm tốt cơ chế đặc thù thay thế Nghị quyết 54 dòng vốn đầu tư tư nhân, FDI vào thành phố được tháo nghẽn, có thể đạt trăm nghìn tỷ đồng, theo ông Phan Văn Mãi.
Đối với các dự án liên vùng, trong đó có TP HCM, các địa phương liên quan cần được hưởng chính sách đặc thù của thành phố, theo đề xuất của chuyên gia.