50 tuổi mất đi đứa con trai duy nhất vì tai nạn giao thông. Đó là khoảng thời gian tối tăm và tuyệt vọng nhất trong đời chị Trương Thị Hải Hằng ở Hải Dương. Gom hết niềm tin và hy vọng, chị đến gõ cửa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội để nhờ cậy những phương pháp hỗ trợ sinh sản tiến tiến và may mắn đã mỉm cười - chị mang song thai ở độ tuổi xế chiều.
Kiếm tìm hạnh phúc từ nước mắt
Chị Hằng kể, cú sốc mất con khiến cho chị Hằng rơi vào tuyệt vọng và suy sụp suốt một thời gian dài. Có những ngày chị chỉ biết khóc và nhớ về con. Nguồn sống, niềm tin của chị đi rồi, mái nhà ấm áp xưa giờ bỗng hiu quạnh. Ngày qua ngày, chị Hằng vẫn không thể nguôi ngoai những xót xa, dằn vặt trong lòng. Ở tuổi 53, chị quyết định đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội với hy vọng sẽ có cơ hội được làm mẹ một lần nữa.
"Hoàn cảnh của tôi khi ấy rất buồn, tôi biết với độ tuổi của tôi, muốn có thai và sinh con rất khó khăn. Thế nhưng lúc con tôi mất, tôi hẫng hụt, khao khát có thêm một đứa con để bù đắp lại khoảng trống trong lòng. Tôi chỉ nghĩ đến việc mình phải làm sao để sinh được con", chị Hằng nói.
Gạt bỏ nỗi buồn đau vì mất con, chị Hằng quyết tâm tìm đến Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng giúp mình làm thụ tinh trong ống nghiệm. Qua những lần thất bại, hạnh phúc cuối cùng cũng mỉm cười với anh chị.
Niềm vui nhân đôi khi biết tin một cặp song thai được ươm mầm và lớn dần lên trong cơ thể chị. Qua những ngày đau đớn, những liệu trình khó khăn, sống trong đau khổ vì mất mát quá lớn trong quá khứ, vợ chồng chị Hằng đã thực hiện được ước mơ tìm được cho mình một niềm tin ở tương lai để có thể sống tốt hơn.
Thành quả ngọt ngào của gia đình chị đã tiếp thêm sức mạnh, niềm hy vọng cho những cặp vợ chồng ngoài tuổi 40 đang theo đuổi giấc mơ làm cha mẹ bằng việc nhờ cậy các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm.
Phương pháp hỗ trợ sinh sản với những trường hợp khó
Hành trình để đón một em bé bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm là không dễ dàng, nhất là với những ca khó như dính buồng tử cung, tắc vòi tử cung, u xơ tử cung thậm chí những trường hợp người phụ nữ đã bước vào giai đoạn mãn kinh chỉ số dự trữ buồng trứng ở mức tối thiểu.
Đội ngũ y bác sĩ của IVFTA đã chứng kiến không ít trường hợp bệnh nhân mắc những bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời nên tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF rất thấp. Theo bác sĩ Lê Hoàng, thăm khám và chữa trị bệnh lý trước thụ tinh trong ống nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của IVF.
Chị Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1976, ở Nam Định) trải qua 18 năm ròng rã tìm con với tại nhiều cơ sở khác nhau nhưng không thành công. Đến với IVFTA, chị được bác sĩ thăm khám phát hiện ra vấn đề với tiền sử ba lần IUI thất bại, 18 năm vô sinh và dự trữ buồng trứng suy giảm.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành hỗ trợ sinh sản, bác sĩ Lê Hoàng điều trị vô sinh đã đưa ra phác đồ phù hợp cho chị Hoa. Chị Hoa đã thực hiện IVF thành công và sinh con ở tuổi 42.
"Khi cầm trên tay que thử hai vạch, chị sung sướng, khoe với chồng ngay sau khi anh đi làm về, rồi anh chạy đi khoe hàng xóm, hai vợ chồng cứ thế ôm nhau vỡ òa trong hạnh phúc", chị Hoa nhớ lại.
Lưu ý khi làm thụ tinh ống nghiệm với phụ nữ lớn tuổi
Ngưỡng cửa tuổi 40 của phụ nữ gắn liền với giai đoạn tiền mãn kinh - giai đoạn sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm nhiều, tinh lực dồi dào của tuổi trẻ dần cạn kiệt... Sự suy giảm cả về chất và lượng ở buồng trứng cũng diễn ra nhanh chóng.
40 tuổi không phải là dấu chấm hết cho chuyện mang thai và sinh con, theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng, trên thế giới có rất nhiều trường hợp phụ nữ ngoài tứ tuần thậm chí ngũ tuần cũng có thể mang thai và sinh con. Khả năng mang thai chủ yếu dựa vào hệ thống nội tiết và tử cung của người phụ nữ có tốt hay không.
"Thông thường phụ nữ sau 40 tuổi đến giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố suy giảm tiến dần tới tình trạng nghỉ sinh. Nhưng ngay cả trường hợp đã mãn kinh mà niêm mạc tử cung còn tốt vẫn có thể xin trứng, làm thụ tinh. Tuy nhiên, tốt nhất nên sinh con trước tuổi mãn kinh vì giảm thiểu được nguy cơ sinh non, đa thai...", Phó giáo sư Lê Hoàng nói thêm.
Ở tuổi tứ tuần, hành trình làm mẹ gian nan hơn nhiều so với thời son trẻ, hơn nữa không chỉ có những vấn đề xuất phát từ người phụ nữ, ở đàn ông cũng có nhiều vấn đề dẫn đến việc thụ tinh tự nhiên khó khăn như tinh trùng yếu, di động kém... Những phương pháp hỗ trợ sản như thụ tinh nhân tạo là biện pháp an toàn và mang đến hiệu quả cao mà nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi lựa chọn.
Để xác định làm thụ tinh ống nghiệm, hai vợ chồng nên đến thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về hỗ trợ sinh sản. Từ những thăm khám và xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra thông tin và phác đồ hiệu quả nhất đối với tình trạng của hai vợ chồng.
Nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu làm thụ tinh nhân tạo như sức khỏe, thể trạng, tâm lý, kinh tế thì việc thụ tinh nhân tạo đối với phụ nữ lớn tuổi hoàn toàn có thể. Nếu thụ tinh thành công, trong thời gian thai kỳ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, vợ chồng nên theo dõi sức khỏe cũng như tham vấn những lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống, các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ. Khám thai theo định kỳ và thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Phụ nữ mang thai ở tuổi 40 còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như đa thai, nguy cơ sinh non cao, em bé sinh ra dễ gặp những dị tật nhiễm sắc thể như Down, hở hàm ếch... Nếu áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, trong quá trình sàng lọc phôi tiền làm tổ, phôi thai trước khi đưa vào cơ thể mẹ sẽ được loại bỏ những bệnh lý về nhiễm sắc thể. Nếu đậu thai, em bé của bạn sẽ khỏe mạnh và phát triển như những em bé bình thường khác.
Theo phó giáo sư Lê Hoàng, vợ chồng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản vì đây bí quyết đầu tiên để làm thụ tinh thành công. Cơ sở tốt, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu giúp phát hiện nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị chính xác, phù hợp, hiệu quả nhất, tăng tỷ lệ thành công và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Phụ nữ trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn rất nhạy cảm, những lần kích trứng, những ngày dài thăm khám, chuẩn bị... dễ khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi. Khoảng thời gian khi làm thụ tinh còn khiến cho họ dễ bị căng thẳng, tâm lý bất ổn. Những lần đối diện với que thử thai, hụt hẫng vì một vạch đậm màu là nỗi lo lắng với bất cứ người phụ nữ nào đang mong con. Gia đình và người thân nên tế nhị trong giao tiếp, trong ứng xử, đừng để những lời nói vô ý tạo thêm áp lực và gánh nặng cho họ.
"Những phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại đã mang những thiên thần nhỏ đến cho rất nhiều phụ nữ lớn tuổi mong con. Với sự phát triển vượt bậc của y học ngày nay, thụ tinh trong ống nghiệm ở tuổi 40, 50 hay hơn nữa cũng không bao giờ là muộn. Chỉ cần đúng thầy đúng thuốc, đủ khao khát, đủ niềm tin, điều kỳ diệu nhất định đến, hạnh phúc nhất định sẽ mỉm cười...", Phó giáo sư Lê Hoàng nói thêm.
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)