Phân loại
Suy tim có rất nhiều cách phân loại khác nhau bao gồm:
- Theo vị trí: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
- Theo chức năng sinh lý: Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.
- Theo mức độ tiến triển: Suy tim cấp tính và suy tim mạn tính.
Triệu chứng
- Mệt mỏi.
- Hụt hơi.
- Thở khò khè.
- Phù chân: Người bệnh có thể bị sưng vùng mắt cá chân do tích nước, phù có thể nặng hơn vào cuối ngày.
- Nhịp tim không đều.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Tăng cân hoặc sụt cân.
- Đau ngực hoặc nặng ngực.
Nguyên nhân
- Bệnh động mạch vành (CAD): Đây là bệnh lý tim mạch phổ biến, có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau thắt ngực, hội chứng mạch vành cấp, đột tử do ngừng tim.
- Đau tim.
- Bệnh cơ tim.
- Huyết áp cao, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim bẩm sinh đều có thể gây ra suy tim.
Biến chứng
- Hỏng van tim.
- Tổn thương gan.
- Tổn thương thận.
- Đột quỵ.
- Phù phổi.
- Thiếu máu.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu tổng quát.
- X-quang tim phổi.
- Siêu âm tim.
- Điện tâm đồ (ECG).
- Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT) động mạch vành.
Điều trị
- Suy tim là bệnh mạn tính người bệnh cần được kiểm soát suốt đời. Điều trị đúng cách giúp người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn, giảm nguy cơ đột tử, sống thọ hơn.
- Điều chỉnh lối sống: Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác, ăn ít muối, tránh gắng sức, tập thể thao phù hợp, ngủ đủ...
- Sử dụng thuốc.
- Phẫu thuật.
Phòng ngừa
- Kiểm soát những vấn đề mạn tính: Người bị tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành (nguyên nhân phổ biến gây suy tim) nên theo dõi và điều trị.
- Giảm lượng muối.
- Hạn chế rượu.
- Cai thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Lê Nguyễn (Theo WebMD)