Trả lời:
Thực phẩm không phải là con đường duy nhất làm tăng tổng hợp cholesterol. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm một phần nguy cơ rối loạn mỡ máu, chứ không ngăn chặn hoàn toàn.
Theo nghiên cứu, cholesterol trong cơ thể được tổng hợp từ 2 nguồn: ngoại sinh (hấp thu từ thức ăn) và nội sinh (do cơ thể tự sản xuất). Khoảng 20% cholesterol trong cơ thể là do ngoại sinh, bắt nguồn từ việc tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc biệt là thức ăn chứa nhiều cholesterol như mỡ, da, nội tạng động vật (óc, gan...), thức ăn chiên rán, lòng đỏ trứng... Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu do ngoại sinh.
Trong khi đó, 80% cholesterol còn lại có nguồn gốc nội sinh, được cơ thể sản xuất hàng ngày. Quá trình sinh tổng hợp cholesterol xảy ra ở mọi tế bào có nhân trong cơ thể, trong đó gan đóng góp 10-20% lượng cholesterol do cơ thể tổng hợp. Khoảng 9 mg cholesterol trên mỗi kg trọng lượng cơ thể được tổng hợp bởi các mô ngoại vi mỗi ngày, sau đó chuyển đến gan để chuyển hóa.
Thông thường sau tuổi 30, quá trình lão hóa, sự tác động của các yếu tố độc hại làm suy giảm hoạt tính của thụ thể LDL-cholesterol, khiến chúng giảm khả năng vận chuyển LDL-cholesterol từ máu vào trong tế bào, giảm chuyển hóa cholesterol. Đây là lý do dù ăn uống lành mạnh, mỗi người vẫn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu, với sự gia tăng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và giảm HDL-cholesterol. Rối loạn mỡ máu chính là tiền đề hình thành mảng vữa xơ động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh lý như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Để cải thiện rối loạn mỡ máu hiệu quả toàn diện, bên cạnh xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, giảm hấp thụ thực phẩm giàu cholesterol, người bệnh cần kết hợp các biện pháp giúp giảm cholesterol nội sinh và tăng cường chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. Cụ thể, giảm yếu tố nguy cơ làm tăng rối loạn chuyển hóa bằng cách tăng cường vận động, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia, có lối sống tích cực. Trường hợp đang mắc bệnh lý chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, gan thận, suy giáp... bệnh nhân cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ.
Đặc biệt, cần có những giải pháp giúp cơ thể điều hòa lượng cholesterol nội sinh bằng cách điều hòa men tổng hợp cholesterol là HMG-CoA reductase, đồng thời tăng hoạt hóa thụ thể LDL-cholesterol, giúp làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong máu.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tinh chất GDL-5 (policosanol) tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ có khả năng điều hòa men tổng hợp cholesterol (HMG-CoA reductase), đồng thời tăng hoạt hóa thụ thể LDL-cholesterol trên màng tế bào, tăng cường chuyển hóa cholesterol trong cơ thể hiệu quả. Nhờ đó làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (cholesterol "xấu") và tạo điều kiện hình thành HDL-c (cholesterol "tốt) trong máu, ngăn cholesterol dư thừa bám vào thành mạch.
Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược cho thấy, sử dụng GDL-5 trong 12 tuần liên tục giúp giảm 8.6% cholesterol toàn phần, giảm 18% LDL - cholesterol, đồng thời tăng HDL - cholesterol lên 20%.
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn
Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM