Thứ ba, 17/3/2020, 13:00 (GMT+7)

Dinh dưỡng, vận động hợp lý cho bệnh nhân ung thư

Trong và sau điều trị ung thư, người bệnh cần lưu ý về dinh dưỡng và hoạt động thể chất để đảm bảo quá trình chữa trị và phục hồi.

Các chuyên gia của Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo bệnh nhân ung thư phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vitamin, khoáng chất, kết hợp với hoạt động thể chất để quá trình điều trị và phục hồi đạt hiệu quả tốt nhất. 

Hạn chế rượu, đồ uống có cồn

Các nhà khoa học chỉ ra rằng rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như khoang miệng, thanh quản, thực quản, gan, ruột kết... Vì thế, với những người từng được chẩn đoán mắc bệnh, rượu có thể tăng tỷ lệ mắc ung thư mới.

Rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như khoang miệng, thanh quản, thực quản, gan, ruột kết... Ảnh: CNN Chile

Rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như khoang miệng, thanh quản, thực quản, gan, ruột kết... Ảnh: CNN Chile

Rượu cũng làm nồng độ estrogen trong máu cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú quay trở lại sau điều trị. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu về việc sử dụng rượu đối với bệnh nhân ung thư vú, một nửa trong số họ suy giảm sức khỏe, còn lại không xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực và cũng không có lợi.

Tăng cường chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa gồm vitamin C, E, carotenoids (hợp chất hữu cơ tạo màu cho rau, quả) và các phytochemical (hóa chất thực vật) tác dụng ngăn ngừa sự tổn thương tế bào do phản ứng hóa học với oxy gây ra.

Các nhà khoa học chỉ ra những người ăn nhiều rau củ, trái cây - nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào - có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư thấp hơn. Vì vậy, những người sống sót sau ung thư nên bổ sung rau, củ, trái cây vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa các căn bệnh ung thư mới.

Ăn ít chất béo

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu về mối liên kết giữa chất béo và tỷ lệ sống sau ung thư, kết quả cho thấy, với những người sống sót sau ung thư vú giai đoạn đầu, chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm khả năng tái phát, đặc biệt là ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen.

Tuy các nhà khoa học chưa chỉ rõ tổng lượng chất béo có thể làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh nhưng chế độ ăn nhiều chất này khiến cơ thể nạp lượng lớn calo dẫn tới béo phì - một trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Chọn lọc chất béo có lợi

Chất béo bão hòa có thể tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng một số loại khác như chất béo không bão hòa đơn/đa, axit béo omega-3 lại giảm khả năng mắc bệnh.

Chất béo không bão hòa đơn/đa, axit béo omega-3 có thể giảm nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Selfhacked

Chất béo không bão hòa đơn/đa, axit béo omega-3 có thể giảm nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Selfhacked

Chất béo không bão hòa đơn có thể được tìm thấy trong cải dầu, dầu ô liu, ô liu, bơ, đậu phộng và nhiều loại hạt khác; chất béo bão hòa đa có trong nghệ tây, hướng dương, ngô, dầu hạt lanh và hải sản; còn axit béo omega-3 thường có trong cá và quả óc chó.

Hạt lanh

Hạt lanh là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất, phytoestrogenic lignan (hợp chất hoạt động tương tự estrogen trong cơ thể) và axit béo omega-3 cao. Nó có thể làm chậm quá trình phát triển ung thư và hỗ trợ các phương pháp điều trị hoạt động hiệu quả. Các bệnh nhân ung thư vú và tuyến tiền liệt sử dụng hạt lanh trước khi phẫu thuật có tỷ lệ tế bào ung thư phát triển thấp hơn các bệnh nhân khác.

An toàn thực phẩm

Các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị, khiến hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn thực phẩm, tránh ăn đồ có chứa nhiều vi khuẩn như sau:

- Rửa tay trước khi sơ chế thực phẩm và trước khi ăn.

- Rửa sạch rau củ, trái cây.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp.

- Bảo quản, chế biến thịt sống cẩn thận, để xa đồ ăn chín, trái cây.

- Làm sạch kỹ các dụng cụ, mặt bàn, thớt... sau khi xử lý thịt sống.

- Chế biến kỹ thịt sống, sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong trước khi ăn.

- Tránh mật ong thô, sữa chưa tiệt trùng.

- Lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh dưới 40 độ F (khoảng 4,5 độ C) để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Hạn chế thịt đỏ

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nghị không nên ăn một lượng lớn thịt đỏ, thịt chế biến (xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói...) hay thịt được chiên, nướng ở nhiệt độ cao vì chúng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt...

Tập thể dục với cường độ phù hợp

Béo phì là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc, tái phát ung thư và giảm khả năng sống sót sau điều trị của bệnh nhân. Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh không chỉ giảm tỷ lệ mắc ung thư mà còn hạn chế các căn bệnh mãn tính khác.

Vì vậy, tập thể dục là hoạt động an toàn không chỉ trong quá trình chữa bệnh mà còn giúp cải thiện chức năng thể chất và nâng cao chất lượng sống cho người sống sót sau điều trị ung thư.

Bệnh nhân ung thư có thể tập thể dục trong và sau điều trị. 

Bệnh nhân ung thư có thể tập thể dục trong và sau điều trị. 

Tuy nhiên, với những người đang trong quá trình hóa, xạ trị, cần luyện tập ở mức độ thấp. Sau điều trị, bệnh nhân có thể tăng dần cường độ.

Bệnh nhân ung thư khi luyện tập cần có những lưu ý sau:

- Những người thiếu máu nặng nên tạm dừng các hoạt động thể chất cho đến khi số lượng hồng cầu trong máu tăng lên mức ổn định.

- Những người có hệ miễn dịch yếu cần tránh nơi tập luyện công cộng cho đến khi số lượng bạch cầu trong máu trở lại mức độ an toàn.

- Những người nhiễm phóng xạ không nên tham gia hoạt động thể chất dưới bể bơi vì clo gây kích ứng da.

Trong nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động thể chất với người sống sót sau điều trị ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt và buồng trứng, các nhà khoa học kết luận những người có cường độ tập luyện cao hơn sau chẩn đoán sống lâu hơn người có cường độ thấp.

Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh về tim, máu, tiểu đường, loãng xương...

Kết hợp tập yoga

Các nghiên cứu về tác động của yoga tới bệnh nhân ung thư vú chỉ ra rằng loại hình này hữu ích về mặt tâm lý hơn cải thiện về mặt thể chất.

Nhật Lệ (Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ)

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×