Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thai sau 4 năm
Điều trị ung thư buồng trứng năm 13 tuổi, Kayleigh Donnelly và các bác sĩ đều nghĩ cô không thể làm mẹ.
Năm 2016, Kayleigh Donnelly được chẩn đoán có khối u nặng hơn 3 kg, tương đương với một đứa trẻ sơ sinh, ở buồng trứng. Thế nhưng trước đó, rất nhiều bác sĩ đã liên tiếp nhầm lẫn khối u khổng lồ đó là táo bón và chỉ định uống thuốc nhuận tràng.
Tháng 1/2016, Kayleigh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và đầy hơi trong nhiều tuần. Mẹ cô, bà Lorraine, cho biết: "Con bé không đi vệ sinh trong nhiều tuần nên tôi đưa con đi khám tới 4-5 lần một tuần. Nhưng các bác sĩ chỉ kê thuốc nhuận tràng cho con bé vì cho rằng đó là triệu chứng của táo bón".
Sau nhiều lần đi khám, Kayleigh vẫn ngày một ốm yếu, đau bụng, sụt cân nhanh chóng hơn, thậm chí, chỉ cần uống một ngụm nước, cô cũng có thể bị đầy bụng rất lâu.
Cô kể lại: "Thời điểm đó, tôi ngày càng xanh xao, tái nhợt, người càng gầy yếu, dạ dày càng trướng to hơn".
Chỉ đến khi bà Lorraine đưa Kayleigh tới khoa cấp cứu, cô bé mới được chẩn đoán có khối u to và mắc ung thư buồng trứng, căn bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi. Kayleigh là một trong những trường hợp trẻ nhất mắc bệnh này.
Lúc này, ung thư đã di căn tới gan, lá lách, ruột, trực tràng và xương chậu nên Kayleigh phải truyền hóa chất hạng nặng. Bà Lorraine cho biết, tuy có lúc Kayleigh hỏi bà "Có phải con sẽ chết không mẹ?" nhưng cô bé đã dùng cảm vượt qua tất cả sự đau đớn, mệt mỏi do căn bệnh và liệu pháp hóa trị gây ra.
Quá trình điều trị của Kayleigh kết thúc vào tháng 8 năm đó và bệnh tình đã dần thuyên giảm sau đó. Nhưng việc mang thai vẫn là một kỳ tích đối với chính bản thân cô, gia đình và cả các bác sĩ.
Cô chia sẻ: "Khi nghe tin mang thai, chúng tôi không thể tin được đó là sự thật. Tôi đã không sử dụng biện pháp tránh thai vì tôi nghĩ điều đó không cần thiết sau khi đã điều trị ung thư buồng trứng".
Đối với Kayleigh, việc mang thai vốn khó khăn, nay lại càng nguy hiểm khi nước Anh phải thực hiện cách ly do Covid-19. Do có tiền sử điều trị ung thư nên cô bị xếp vào nhóm có nguy cơ cao và không được gặp gia đình.
Các bác sĩ cảnh báo Kayleigh rằng nếu cô phải đẻ mổ, ca phẫu thuật sẽ rất phức tạp và rủi ro bởi khi loại bỏ khối u, cô đã phải cắt xương ức bù vào xương chậu.
"Tuy nhiên, tôi rất cẩn thận và chăm sóc bản thân mình vì tôi biết đó là điều kỳ diệu nhất cuộc đời mình", Kayleigh bộc bạch.
Nhật Lệ (Theo The Sun)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi