Cha của Beyonce' khuyên đàn ông lưu ý ung thư vú
Chuyên gia âm nhạc Mathew Knowles tiết lộ mình đang chiến đấu với ung thư vú giai đoạn IA và hy vọng câu chuyện này có thể truyền cảm hứng cho mọi người.
Chia sẻ với Good Morning America, cha đẻ của ca sĩ đình đám - Beyoncé và Solange - cho biết ông muốn đàn ông hãy lên tiếng và giảm thiểu sự thờ ơ, kỳ thị với căn bệnh ung thư vú ở nam giới.
Ông bắt đầu chú ý đến ngực của mình khi những chấm máu xuất hiện trên áo phông trong nhiều ngày. Ban đầu, ông cho rằng đó chỉ là một vết bẩn và không bận tâm tới nó. Tuy nhiên, khi điều này tiếp diễn đến ngày thứ năm, ông bắt đầu cảm thấy có sự bất thường và nói với vợ của mình.
Tuy nhiên, lúc này, Knowles không hề nghĩ tới căn bệnh ung thư vú mà cho rằng đó là tác dụng phụ của các loại thuốc ông sử dụng trước đó. Nhưng sau khi xem xét về các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh của mình, ông quyết định đi chụp quang tuyến vú.
Năm 1980, ông từng làm trong bộ phận y tế của Xerox với công việc bán Xeroradiography, phương thức hàng đầu cho bệnh ung thư vú thời điểm đó. Nhờ nhiều năm kinh nghiệm bán máy chụp CT và MRI, ông biết lúc đó, cứ 10 người phụ nữ thì một người mắc ung thư vú. Hiện tại, tỉ lệ này đã cao lên, cứ 8 người thì một người được chẩn đoán mắc bệnh.
Ngoài ra, em gái của mẹ ông đã mất do ung thư vú, hai con gái của người dì ấy, thậm chí, mẹ và chị gái của vợ ông cũng cũng đang phải chiến đấu với căn bệnh này. Do đó, Knowles luôn canh cánh trong lòng về ung thư vú và biết mình có thể có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh cao.
John Kiluk, bác sĩ phẫu thuật chuyên về ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Phụ nữ, Trung tâm Ung thư Moffitt, chia sẻ: "Khi nói đến ung thư vú, chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân nhưng có một điều chúng ta đều biết đó là yếu tố di truyền có một mối liên hệ chặt chẽ với ung thư".
Sau nhiều kiểm tra sàng lọc như chụp X quang, sinh thiết..., tháng 7/2019, Knowles được chỉ định phẫu thuật ngay khi nhận kết quả BRCA, một xét nghiệm di truyền được sử dụng để xác định cơ hội phát triển ung thư vú.
Tiến sĩ Susan Domchek, Giám đốc Trung tâm đánh giá rủi ro ung thư của phụ nữ MacDonald kiêm Giám đốc điều hành của Trung tâm Basser về BRCA tại Đại học Pennsylvania, giải thích tất cả đàn ông và phụ nữ đều có gen BRCA và có thể gặp đột biến ở BRCA1, BRCA2. Trường hợp của Knowles, ông đã có đột biến trên BRCA2.
Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ở nam và nữ có một chút khác biệt. Đàn ông có đột biến gen BRCA2 sẽ có nguy cơ mắc cả ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy và khối u ác tính.
Do đó, Knowles quyết định thực hiện thêm các bước sàng lọc đối với tuyến tụy, gan và tuyến tiền liệt.
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của xét nghiệm gen. Nó giúp các bác sĩ ước tính khả năng mắc ung thư và từ thông tin đó, người bệnh sẽ nhận được hướng dẫn điều trị và giám sát chặt chẽ để ngăn chặn các nguy cơ trong tương lai. Ngay cả khi kết quả gen âm tính, người có nguy cơ cao cũng không được chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu chưa được phát hiện.
Kiluk cũng có biết việc xét nghiệm đột biến gen rất có lợi trong việc tư vấn, sàng lọc, từ đó, chủ động tìm ra các loại ung thư có thể mắc. Ông nói thêm: "Đột biến gen phổ biến nhất trong các bệnh nhân nam là BRC2, cứ một trong 400 người sẽ mang gen BRCA".
Knowles loại bỏ vú thứ hai vào tháng 1 để giảm thiểu nguy cơ trong tương lai. Trên thực tế, không có trường hợp nào "khỏi ung thư hoàn toàn" (cancer-free), mọi thứ đều có rủi ro. Như vậy, sau khi thực hiện lần phẫu thuật này, nguy cơ tái phát ung thư vú của ông giảm từ 5% xuống còn 2%.
Nhưng các con ông, những người thừa hưởng gen đột biến gen BRCA, dù là nam hay nữ, đều có nguy cơ mắc bệnh đến 50%. Ông cùng gia đình biết rằng, đây là vấn đề ở cả đàn ông và phụ nữ.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, ông muôn nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc phát hiện ung thư sớm với xét nghiệm BRCA, ở cả nam và nữ. Nếu phát hiện ung thư vú ở giai đoạn I hoặc II, tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn, sau điều trị, người bệnh cũng có thể sống cuộc sống bình thường.
"Đàn ông đều muốn giấu căn bệnh này vì cảm thấy xấu hổ. Nhưng, chẳng có lý do gì để phải làm như vậy. BRCA chỉ là một xét nghiệm máu đơn giản và có chi phí thấp, khoảng 250 đô", Knowles nói.
Knowles khuyên những bệnh nhân ung thư vú hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và không nên phân biệt nam và nữ. "Hãy lên tiếng, nói về nó lớn hơn, sớm hơn và nhanh hơn. Tiếng nói cũng là sức mạnh. Khi bị bệnh, im lặng chính là điểm yếu".
Theo ông, việc đàn ông cho mọi người biết về căn bệnh của mình nếu họ mắc ung thư vú là rất quan trọng. Nhờ vậy, các nhà khoa học sẽ có con số chính xác và đưa ra con số tốt hơn.
Bác sĩ Kiluk cho biết nhiều người đều hiểu rằng, ung thư vú là bệnh của phụ nữ nên họ sẵn sàng đi chụp quang tuyến vú và luôn cảnh giác cao độ, vì vậy, kết quả điều trị cũng tốt hơn. Nhưng ngược lại, nhiều người không biết rằng ung thư vú có thể xuất hiện ở nam giới. Nhiều bệnh nhân nam đến bệnh viện nhưng gạt bỏ mọi thứ và cho rằng đó chỉ là u nang hay những thứ tương tự vậy".
Thậm chí, có những bác sĩ cũng phớt lờ và nói với bệnh nhân rằng "anh là đàn ông nên đừng lo lắng về ung thư vú".
Kiluk nói:"Chúng tôi nhận được rất ít bệnh nhân nam mắc ung thư vú ở giai đoạn I, nó thường ở giai đoạn tiến triển hơn bởi không được chẩn đoán sớm. Hiện không có khuyến cáo về độ tuổi đàn ông cần sàng lọc ung thư vú nhưng tôi muốn mọi người nhận thức một điều: Là một người đàn ông, tôi cũng có thể mắc ung thư vú và cần phải tự kiểm tra".
Điều thứ hai Knowles muốn gửi tới cộng đồng là phải biết lịch sử gia đình, không chỉ bệnh ung thư, mà còn tất cả các bệnh khác - đặc biệt là trong cộng đồng người da đen, những người không đi khám bệnh, phát hiện bệnh sớm và không theo kịp các công nghệ y học.
Knowles bày tỏ sự biết ơn khi phát hiện ung thư sớm và đồng cảm với những người phụ nữ phải quyết định cắt bỏ vú.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện điều này. Khi kiểm tra ung thư vú, ông cũng từng đắn đo khi bước vào "Phòng khám vú phụ nữ" và trải qua các bước kiểm tra không khác nữ giới.
Do đó, ông cho rằng để nam giới cởi mở hơn trong việc sàng lọc ung thư vú, các cơ sở y tế cần thay đổi tên gọi nơi khám bệnh và các câu hỏi mặc định như "lần cuối bạn có chu kỳ là khi nào", "bạn đã từng sinh con"...
Nhật Lệ (Theo Good Morning America)
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vn và https://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi