Thứ năm, 4/6/2020, 17:13 (GMT+7)

5 lưu ý với bệnh nhân ung thư

Thay vì chán nản hay đầu hàng trước căn bệnh hiểm nghèo, người bệnh cần cân bằng tâm lý, tìm hiểu thông tin.

Dưới đây là những lời khuyên giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và tự tin để chiến thắng ung thư.

Cân bằng tâm lý sau khi phát hiện bệnh

Tâm lý thông thường của nhiều người khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo là tuyệt vọng bởi trong phút chốc, mọi hy vọng, tương lai như đều biến mất. Tuy nhiên, người bệnh cần hít thở sâu, lấy lại bình tĩnh, ung thư không phải bản án tử. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng chục triệu người vẫn sống dù mắc căn bệnh này, đặc biệt là với những tiến bộ đạt được trong những thập kỷ gần đây. Một số lời khuyên dành cho người bệnh là:

- Tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ và luôn có phương án thứ hai, thứ ba... để đảm bảo bản thân được chữa trị tốt nhất.
- Tự thiết kế một kế hoạch chữa bệnh: Trong thời buổi 4.0, người bệnh có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin về ung thư qua Internet. Nếu muốn việc chữa bệnh tiến triển tốt, thậm chí sớm khỏe lại, bạn cần chủ động và có tiếng nói riêng. Bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cũng cần trang bị kiến thức để tự chăm sóc bản thân. 
- Thay đổi lối sống: Người bệnh cần đưa ra một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, yoga hay sử dụng các liệu pháp như massage, thiền định để tăng cường thể chất cũng như tinh thần.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân ung thư thường xuyên cảm thấy bất lực hoặc giữ cảm xúc tiêu cực có thể có nguy cơ khiến các khối u lan rộng hơn so với người lạc quan, tích cực chữa trị.

[Caption]. Ảnh: Reactgroup

Ung thư không phải bản án tử và nhiều người có thể khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống. Ảnh: Reactgroup

Tìm hiểu thông tin về bệnh từ bác sĩ

Thời gian của người bệnh với bác sĩ là có hạn, vì vậy, việc chuẩn bị các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa khoảng thời gian được tư vấn. Bên cạnh đó, hỏi kỹ các vấn đề xung quanh tình trạng bệnh của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi điều trị cũng như trang bị thêm thông tin cần thiết. Bạn có thể ghi câu hỏi ra một cuốn sổ tay và ghi âm câu trả lời của bác sĩ bằng điện thoại. Những câu nên hỏi như:

- Nguyên nhân nào gây ra loại ung thư này?
- Bệnh đang ở giai đoạn mấy? Nếu do di truyền, các thành viên trong gia đình có nguy cơ bị không? 
- Tiên lượng tổng thể hoặc tỷ lệ phục hồi, cơ hội sống là bao nhiêu?
- Những xét nghiệm y tế cần làm? 
- Phác đồ điều trị là gì? Những lợi ích, rủi ro gặp phải khi điều trị?
- Cần thay đổi gì trong lối sống hàng ngày (chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi)? Những hoạt động nào nên tránh để không làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh?
- Chi phí dự tính khi điều trị bệnh?
- Bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ sau giờ hành chính khi có những thắc mắc hoặc gặp các triệu chứng không mong muốn?

[Caption]. Ảnh: castle-keepers

Sự ủng hộ của người thân và bạn bè sẽ giúp tinh thần người bệnh tốt hơn. Ảnh: Castle-keepers.

Nhận sự hỗ trợ từ mọi người

Bạn vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, giờ nên làm gì? Lời khuyên dành cho bạn là đừng cố gắng tự xử lý mọi việc, hãy để gia đình, bạn bè giúp đỡ, thậm chí, tìm tới những bệnh nhân giống mình và xin lời khuyên từ họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm các website trong nước và nước ngoài có nội dung liên quan tới bệnh ung thư để tìm hiểu thêm thông tin. 

Hiện tại, rất nhiều website không chỉ đưa ra những thông tin hữu ích về căn bệnh hiểm nghèo này mà còn có bác sĩ giải đáp thắc mắc của người bệnh. Một số trang web còn hướng dẫn người bệnh cách tìm hiểu về hiện trạng bệnh của mình, giúp tìm kiếm các thử nghiệm lâm sàng, liệu pháp truyền thống cũng như thay thế mới nhất. Ngoài ra, trên mạng xã hội, không ít hội nhóm những người bị ung thư được lập ra với mong muốn chung tay giúp đỡ người cùng cảnh ngộ.

Vũ Chi (Theo Scientificamerican)

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục "Ung thư" từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện... Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập websitehttps://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước18006808(trong giờ hành chính) hoặc0962686808(hotline - ngoài giờ hành chính), email:tuvan@ghv.com.vn.
 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×