Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Bác sĩ cho em hỏi, chồng em hay bị đau đầu ở một điểm sau gáy. Xin hỏi bác sĩ, chồng em bị như vậy có vấn đề gì nghiêm trọng không?

Thanh Mỹ, 32 tuổi, Quảng Bình
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn Mỹ,

Đa phần các trường hợp đau đầu là lành tính, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp là biểu hiện của các nguyên nhân nguy hiểm như phình mạch não, dị dạng mạch não, u não, tai biến mạch não. Do vậy, nếu tình trạng đau đầu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống, chồng của bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, từ đó tư vấn điều trị phù hợp. Chúc chồng bạn mau khỏi bệnh!

Bác cho cháu hỏi, cháu năm nay 17 tuổi, bị động kinh khoảng 10 năm nay. Mỗi năm, cháu bị 4 cơn co giật, giật nửa người bên trái, mỗi cơn bị cách nhau 2-3 tháng. Cháu đang dùng thuốc Tegretol CR 200 ở bệnh viện từ trước đến nay, cháu dùng thuốc 14 năm nay vẫn không thấy khỏi co giật. Mong bác sĩ ...

Nguyễn Quang Huy, 17 tuổi, Hà Nội
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào cháu,

Khoảng 70% bệnh nhân có bệnh động kinh có thể kiểm soát được cơn với các thuốc chống động kinh thông thường và có cuộc sống bình thường. Trường hợp của cháu vẫn còn cơn co giật dù đang dùng thuốc, tuy nhiên mới chỉ đang dùng một loại (không rõ liều lượng). Do vậy, cháu nên đến khám lại chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ sẽ xác định cụ thể dạng cơn, mức độ cơn và có điều chỉnh thuốc hoặc xem xét phối hợp thuốc phù hợp cho cháu. Chúc cháu mau khỏi bệnh.

Mẹ em bị đau dây thần kinh số 5, đau nhiều năm nay và uống thuốc duy trì. Gần đây, mẹ đau nhiều quá uống thuốc không đỡ, đã chữa tại một số bệnh viện bằng nhiều phương pháp mổ, đốt cồn. Cho em hỏi còn cách nào khác không vì mẹ em đau lắm ạ.

Hoàng Ngọc Khanh, 22 tuổi, Thanh Hóa
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào em,

Đau dây thần kinh số 5 chia làm 2 nhóm gồm nguyên phát và thứ phát. Đa phần các trường hợp đều đáp ứng tương đối với thuốc. Tuy nhiên, trường hợp của mẹ em nếu đã qua nhiều bệnh viện và phương pháp điều trị khác nhau chưa đỡ thì em nên đưa mẹ đến khám tại chuyên khoa Thần kinh, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lại chẩn đoán ban đầu cũng như xác định nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra tư vấn cụ thể cho gia đình.

Bác sĩ cho em hỏi, chồng em bị bệnh động kinh từ tháng 11/2017 và được các bác sĩ ở một bệnh viện TP HCM thăm khám. Uống thuốc đến nay nhưng bệnh vẫn còn (một năm một lần, 4-5 lần động kinh nhỏ, mất ý thức trong một phút hay bặm môi). Bác sĩ đã kê cho chồng em 3 loại thuốc encorate, erfort, ...

Như Bình, 30 tuổi, TP HCM
BS.CKII Thân Thị Minh Trung

Phó trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bệnh động kinh là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Một số phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật hoặc thuốc kháng động kinh. Bên cạnh đó, tùy vào dạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chồng bạn đã có khám với bác sĩ và đang sử dụng thuốc theo toa thì nên gặp lại bác sĩ để được thăm khám cụ thể và hướng dẫn điều chỉnh toa thuốc phù hợp.

Chào bác sĩ, khoảng 3 tuần nay, tôi bị cảm giác tê tê nhẹ bên trái trên mặt. Đây là bệnh gì và xin bác sĩ cho biết cách điều trị. Xin cảm ơn.

Cảnh Hoàng, 39 tuổi, Bến Tre
BS.CKII Thân Thị Minh Trung

Phó trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Do thông tin bạn cung cấp chưa đủ, bác sĩ tạm thời giả định rằng bạn không có tình trạng méo miệng, không yếu tay chân, có những tình huống có khả năng xảy ra như sau:

Tê 1/2 mặt trái từng cơn thoáng qua có thể là cơn thoáng thiếu máu não, hoặc động kinh cục bộ.

Tê mặt trái kèm đau đầu cùng bên cần loại trừ đau dây thần kinh số 5.

Ngoài ra, bạn cần phải khám chuyên khoa thần kinh xem có méo miệng kín đáo, khi ăn có bị nuốt nghẹn hay sặc, có tăng tiết mồ hôi bên 1/2 mặt trái không, tiền căn có cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ không. Sau khi thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp cho bạn. Chúc bạn mau khỏe.

Tôi 47 tuổi, gần đây thường xuyên khó bắt đầu vào giấc ngủ. Người buồn bực, nhức mỏi. Tôi có uống một số vitamin bổ trợ nhưng không ăn thua. Mong bác sĩ tư vấn.

Tuấn Thành, 47 tuổi, Long An
TS.BS Lê Văn Tuấn

Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh,

Mất ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ tốt, hay thức giấc về đêm. Mất ngủ có thể có các nguyên nhân nguyên phát (không biết nguyên nhân cụ thể) hay thứ phát như các rối loạn hệ thần kinh liên quan giấc ngủ, các bệnh nội khoa như đau khớp gây khó ngủ hay các rối loạn lo âu, trầm cảm mà thường có tỷ lệ mất ngủ cao. Trường hợp của anh nên đến bệnh viện khám để các bác sĩ chẩn đoán cụ thể hơn mất ngủ do nguyên nhân lo âu hay nguyên nhân khác gây ra. Chúc anh mau khỏe!

Cháu đang điều trị mất ngủ bằng thuốc Olanzapine, điều trị khoảng 5 tháng. Liều dùng lúc đầu là 7,5 mg, sau đó giảm xuống 5 mg, rồi xuống còn 2,5 mg. Tuy nhiên, cháu đã thử ngừng thuốc thì tình trạng lúc ngủ là hay lo lắng, hồi hộp nên vẫn khó đi vào giấc ngủ. Cháu xin hỏi bác sĩ là có nên ...

Trung Trực, 25 tuổi, Bắc Kạn
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào cháu Trực,

Thuốc Olanzapine không phải nhóm thuốc gây nghiện, tuy nhiên cần phải có một liệu trình điều trị và bỏ dần thuốc cũng như thay thế bởi các loại thuốc khác phù hợp để vừa đạt được hiệu quả cải thiện giấc ngủ, vừa tránh được các tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp của cháu đã giảm liều ở mức tối thiểu, tuy nhiên, cháu vẫn nên tái khám để bác sĩ có sự điều chỉnh thay thế phù hợp.

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 56 tuổi. Tôi hay bị chóng mặt, ù tai, khó ngủ, đầu lúc nào cũng lâng lâng. Tôi đã thăm khám nhiều nơi nhưng toàn được chẩn đoán thời kỳ chuyển giai đoạn của tuổi tác, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

Lệ Hằng, 56 tuổi, Bắc Ninh
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bác,

Các triệu chứng của bác có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trước tiên, các bác sĩ cần phải hỏi bệnh cụ thể và thăm khám cẩn thận, sau đó chỉ định một số xét nghiệm cần thiết (ví dụ chụp phim sọ não để loại trừ những tổn thương trong sọ; làm xét nghiệm để kiểm tra những bệnh lý rối loạn chuyển hóa, nội tiết, thiếu máu...). Sau đó, nếu không có những nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm tình trạng chóng mặt, ù tai và điều chỉnh giấc ngủ cho bác.

Nếu chưa có điều kiện đi thăm khám, tạm thời bác có thể thử dùng một số loại thuốc thảo dược giúp hỗ trợ giấc ngủ có bán tại các hiệu thuốc, tâm sen... kết hợp với chế độ tập luyện nghỉ ngơi hợp lý, tránh những đồ ăn uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá... Nếu bác cần tư vấn thêm có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội qu hotline 1800 6858. Chúc bác mau khỏi bệnh.

Tôi muốn được hướng dẫn tập luyện, điều trị thần kinh tọa do vận động quá mạnh gây chèn ép dây thần kinh từ dưới vai, xuống lưng, chân đau nhói nhẹ.

Hồ Thanh An, 60 tuổi, Hà Nội
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào anh An,

Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, chi phối vận động và cảm giác cho mặt sau của chân. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bị tổn thương, chèn ép, ví dụ như thoái hóa, thoát vị, chấn thương, u, viêm... Còn nếu tình trạng của bạn liên quan đến cả vùng vai lan xuống lưng thì có thể sẽ kèm thêm vấn đề khác ở phần trên, ví dụ như tủy cổ, rễ và đám rối cổ - cánh tay... Anh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Từ đó, bác sĩ mới có thể hướng dẫn tập luyện phù hợp theo tình trạng bệnh. Chúc anh mau khỏi bệnh.

Em bị chấn thương sọ não năm 2018. Em ghép sọ tại một bệnh viện tỉnh Thanh Hóa thì đầu năm 2019 em bị co giật một lần. Nhưng đến đầu năm 2021, em bị co giật lại hai lần. Trường hợp của em có phải bị động kinh không? Có loại thuốc nào điều trị dứt điểm được không?

Đoàn Thiên Hương, 28 tuổi, Thanh Hóa
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

Trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn Hương,

Khi bạn có hai cơn co giật trở lên, nếu được xác định đúng là cơn động kinh thì khi đó bạn đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh động kinh. Tuy nhiên, trường hợp của bạn, bác sĩ vẫn cần thăm khám và hỏi bệnh cụ thể hơn để xác định chắc chắn cơn của bạn là cơn động kinh. Bác sĩ cũng làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như điện não, chụp phim cộng hưởng từ não để xem tính chất tổn thương.

Bệnh động kinh có tỷ lệ chữa khỏi khoảng 70%, mỗi bệnh nhân bệnh động kinh sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau và thời gian điều trị khác nhau. Bạn nên đến viện có chuyên khoa Thần kinh để được thăm khám và điều trị sớm. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn