Kết hôn ở ngấp nghé tứ tuần, mắc 3 bệnh khó có con cùng lúc, chị Trần Thu Hà (Đống Đa, Hà Nội) "gõ cửa" các bệnh viện lớn tại Hà Nội nhưng đều nhận cái lắc đầu. Tưởng chừng hành trình tìm con vô vọng nhưng phép màu đã xuất hiện với chị sau thời gian chờ đợi.
Nhiều năm mong mỏi được làm mẹ
Chị Hà kể, cưới nhau nhiều năm nhưng chưa biết đến hạnh phúc được làm cha mẹ. Năm 2016, chị đi kiểm tra sức khỏe sinh sản và bàng hoàng khi biết bản thân bị "cạn trứng" do tắc vòi trứng và chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) chỉ còn 0,4.
Bác sĩ tư vấn chị nên làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong thời gian chuẩn bị, chị bất ngờ mang thai, nhưng niềm vui quá ngắn khi ở tuần thai thứ 7 thì mất tim thai. Chị rơi vào trầm cảm nặng. Hành trình tìm con càng khó khăn hơn khi chỉ số AMH (dự trữ buồng trứng) của chị chỉ còn 0,26, kèm lớn tuổi. Vợ chồng chị đi khắp các bệnh viện nhưng đều bị từ chối vì cơ hội có con bằng trứng rất thấp, chỉ có 5%.
Những năm tháng sau đó, áp lực, hoang mang khiến chị gần như suy kiệt thể chất lẫn tinh thần. Khi sắp đầu hàng trước số phận, chị Hà được người quen giới thiệu đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - nơi thắp lên niềm hy vọng chữa trị thành công nhiều ca hiếm muộn khó như chị.
"Lúc đó, tôi gần như mất hết tinh thần và không còn nghĩ đến việc chữa trị. Mẹ ruột tôi là người muốn tôi tiếp tục chiến đấu. Bà đặt lịch ở bệnh viện Tâm Anh và bảo tôi đến khám. Khi đến bệnh viện, tôi hoàn toàn không có sự chuẩn bị", chị Hà nói.
Chị được Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) thăm khám, chẩn đoán và tư vấn tích cực. Bác sĩ Hoàng khuyên chị đừng mất niềm tin và thử với hai lần kích trứng vì còn nước còn tát và còn hy vọng. "Trong tôi trỗi dậy niềm hy vọng và khao khát chữa trị mãnh liệt", chị Hà chia sẻ.
Để tránh các nguy cơ có thể xảy ra khi kích thích buồng trứng cho những người phụ nữ lớn tuổi, như không có nang trội, chọc không có noãn (hội chứng nang trống)..., phác đồ "cá thể hóa" phù hợp nhất được các bác sĩ IVF tại Tâm Anh lựa chọn cho chị Hà.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) được các chuyên gia IVFTA thực hiện riêng cho chị Hà. Mỗi lần kích trứng, siêu âm chỉ có một đến hai trứng nhưng chị vẫn kiên trì theo phác đồ của bác sĩ. Sau sáu chu kỳ kinh với bốn lần kích trứng thu được bốn phôi tốt. Tháng 2/2020, chị quyết định chuyển phôi thì tiếp tục gặp rào cản vì niêm mạc quá mỏng. Ngày 10/2 niêm mạc chỉ được 5,4 mm. Bác sĩ kê thuốc hỗ trợ hẹn ngày 16/2 quay lại.
"Tôi thật sự lo lắng vì nếu niêm mạc mỏng không thể đậu thai. Nằm trên bàn siêu âm mà lòng tôi như lửa đốt. Đến khi nhận được câu trả lời của bác sĩ niêm mạc 8,1, có thể chuyển phôi, tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm", chị Hà nhớ lại.
Chuyển hai phôi và đậu thai, ngày nhận kết quả beta, nước mắt chị chảy dài. Được làm mẹ đã là niềm vui quá lớn với chị, không chỉ đơn thai mà còn song thai. Chị đếm từng ngày hạnh phúc với hai mầm sống bé trong cơ thể. Hành trình từ khi có thai đến khi sinh của chị Hương cũng lắm gian nan, vất vả như bị nghén rất nặng phải nhập viện liên tục, tiểu đường thai kỳ, tụt cổ tử cung, tiền sản giật...
Mọi khó khăn, ba mẹ con cùng vượt qua. Đến tuần 36 của thai kỳ, chị nhập viện và hạ sinh hai bé khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ. Một bé gái nặng 2,1 kg, bé trai 2,6 kg.
"Ngay cả mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có thể có con. Thế nhưng, quá hạnh phúc khi Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh cho tôi thực hiện được khao khát làm mẹ. Vui hơn khi được làm mẹ của bé cùng lúc, nhà có đủ nếp lẫn tẻ", chị Hà trải lòng.
Giải pháp cho bệnh nhân suy buồng trứng
Theo bác sĩ chuyên khoa I Cao Tuấn Anh - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, chỉ số AMH (Anti-Mullerian Hormone) thể hiện dự trữ của người phụ nữ. Thông thường chỉ số bình thường của phụ nữ là trên 2ng/ml. Ở những người từ 35 tuổi trở lên, chỉ số AMH này thường giảm và giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao, AMH càng thấp. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người phụ nữ ở độ tuổi rất trẻ nhưng chỉ số AMH đã giảm.
Bác sĩ Tuấn Anh chia sẻ thêm, nếu theo phân loại đáp ứng kém theo tiêu chuẩn Poseidon mới nhất hiện tại thì IVFTA tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhóm 3 (những người phụ nữ dưới 35 tuổi có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2) hoặc những bệnh nhân thuộc nhóm 4 (từ 35 tuổi trở lên, có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2). Đây là những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn thuộc ca khó, là thách thức không chỉ với IVFTA mà còn trên toàn thế giới.
Để tìm ra được phác đồ cụ thể áp dụng chung cho từng cá thể, từng đối tượng người bệnh là điều rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, bác sĩ IVF trên thế giới mong mỏi.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, tại IVFTA, tùy từng trường hợp, ca bệnh cụ thể mà bác sĩ lựa chọn phác đồ cho phù hợp. Điều chỉnh thuốc phụ thuộc vào đáp ứng mỗi người và cần có sự chỉ định của bác sĩ để liều thuốc phù hợp. Theo dõi sát sao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người bệnh cũng rất cần thiết.
Bởi có những trường hợp AMH thấp, những trường hợp chỉ kích lên được khoảng 1, 2, 3 nang trứng trội. Đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật,, sự đồng bộ từ đội ngũ giúp thu được số lượng noãn tối ưu, số phôi tốt nhất để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Với phác đồ này, bệnh nhân đáp ứng buồng trứng rất kém (AMH <1) được sử dụng liều khởi phát rất nhẹ bằng thuốc uống, chỉ kích lên 1-2 nang trội. Phương pháp này có thể hạn chế quá kích buồng trứng và giảm được chi phí điều trị cho người bệnh.
"Nhiều bệnh nhân bị suy buồng trứng vẫn có thể có con. Thành công này nhờ xử lý triệt để bệnh lý đi kèm cùng với phác đồ điều trị ‘cá thể hóa’ phù hợp. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của bộ phận mô phôi học và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nuôi phôi trong điều kiện tốt nhất", Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng cho biết.
Phó giáo sư Lê Hoàng chia sẻ thêm, phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng này có thể giảm chi phí điều trị cho người bệnh, thậm chí nhiều bệnh nhân cho biết chi phí khi sử dụng phác đồ này giảm từ 8 đến 10 lần so với phác đồ truyền thống mà trước đây họ đã sử dụng.
Lợi thế của phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng
Hàng trăm phụ nữ có dự trữ buồng trứng AMH thấp đã áp dụng phác đồ Mild Stimulation của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để hiện thực hóa ước mơ làm mẹ.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) với nhiều lợi thế như tiết kiệm chi phí, thân thiện với người bệnh, ít tác động xấu đến cơ thể người phụ nữ vốn có nhiều nguy cơ sức khỏe khi dự trữ buồng trứng thấp.
Theo bác sĩ Lê Hoàng, phác đồ Mild Stimulation được các chuyên gia thế giới chứng minh có những nhiều ưu điểm giúp cá thể hóa điều trị, thân thiện với người bệnh, tiết kiệm chi phí... Hiệu quả điều trị tương đương với các phác đồ kích thích buồng trứng truyền thống.
Tại Bệnh viện Tâm Anh, hàng nghìn gia đình vô sinh hiếm muộn đã đón được con yêu, nhất là các đối tượng có chỉ số dự trữ buồng trứng (Anti Mullerian Hormone - AMH) thấp và rất thấp nhờ áp dụng phác đồ mới này.
Theo ghi nhận từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tỷ lệ thành công của phác đồ này được ghi nhận là tương đương với phác đồ truyền thống, nhưng chi phí giảm xuống từ 8-10 lần. Tức thay vì sử dụng phác đồ truyền thống phải dùng thuốc liều cao và tiền thuốc rất lớn (30-50 triệu đồng) khiến nhiều người không có khả năng chi trả nên đành gác lại ước mơ làm mẹ. Với phác đồ Mild Stimulation, bệnh nhân phải chi trả chỉ khoảng 3-5 triệu đồng.
Đối với bệnh nhân vô sinh hiếm muộn, chi phí điều trị là trở ngại lớn vì không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để theo đuổi hành trình tìm con nhiều trắc trở. Quá trình điều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phác đồ thân thiện, giảm thiểu chi phí điều trị, chia sẻ gánh nặng kinh tế với người bệnh là điều Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội hướng tới.
"Chúng tôi luôn nỗ lực đồng hành cùng bệnh nhân đến đích sớm nhất, áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp điều trị cá thể hóa để nâng cao tỷ lệ thành công. Hiện nay, tỷ lệ thành công của IVF Tâm Anh là 63%, nhất điều trị thành công cho rất nhiều ca khó, rất khó đã bị nhiều nơi từ chối, tuyệt vọng tìm đến IVF Tâm Anh như 'phao cứu sinh' cuối cùng", bác sĩ Lê Hoàng nói thêm.
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA)
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858.
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789