(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Ông Nikola Tesla, người phát minh ra động cơ điện xoay chiều chỉ là anh cng nhân làm thuê, không có ai tài trợ nghiên cứu.
Từ thế kỷ 19 trở về trước, phát minh là nỗ lực của cá nhân và người phát minh có may mắn đứng trong một xã hội có nền khoa học cao. Ông Nikola Tesla có thể phát minh ra động cơ điện vì ổng có mấy chục năm làm điện, am hiểu các máy móc chạy điện chứ đâu phải ngồi trên một cái đỉnh núi nào đó mà tưởng tượng ra. Ổng không phát minh ra thì một thời gian sau cũng sẽ có người khác phát minh ra thôi bởi vì ổng không phải là người duy nhất làm công việc này.
>>'Các giáo sư, PGS nên chủ động kiếm tiền từ nghiên cứu, sáng chế'
Trong điều kiện Việt Nam, chúng ta không có khả năng phát minh ra được cái gì mà trước hết phải làm sao làm được cái mà người ta đã làm rồi. Có người có vẻ thần tượng với các phát minh cổ đại của Trung Quốc. Bốn phát minh thời cổ đại của Trung Quốc là giấy, thuốc nổ, la bàn và con dấu (kỹ thuật in). Những phát minh này chả liên quan gì đến văn học nghệ thuật mà bạn Thánh Tuệ trình bày vì chúng được phát minh ra từ trước công nguyên. Họ làm ra giấy nhưng chỉ dùng giấy ấy để đốt vàng mã. Họ làm ra thuốc nổ và dùng thuốc nổ ấy để làm pháo đốt chơi cho vui. Họ làm ra la bàn và dùng cái la bàn ấy để tính toán phong thủy. Họ làm ra con dấu và dùng con dấu ấy để đóng dấu lên văn bản.
Phương Tây học được bốn phát minh này nhưng lại dùng chúng vào những việc thực dụng hơn. Họ dùng giấy để viết chữ, dùng thuốc nổ làm thuốc súng, dùng la bàn để đo đạc khoảng cách phương hướng trên biển và dùng con dấu cho công nghệ in ấn. Người Việt Nam ta ở rất gần Trung Quốc, cũng được hưởng những phát minh ấy sao chẳng làm ra được cái gì?
Trở lại cái việc làm sao làm được cái mà người ta đã làm rồi. TV, máy giặt, nồi cơm điện...ai cũng biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Việc của ta là làm sao chế tạo ra linh kiện, lắp lại thành thành phẩm và thành phẩm ấy phải có độ bền sử dụng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Đó mới chỉ là chế tạo thủ công. Dây chuyền để sản xuất hàng loạt không ai gọi là phát minh hay sáng chế gì cả, họ gọi là công nghệ sản xuất. Phải có chế tạo thủ công thì mới có dây chuyền sản xuất nhé.
>>'Trường học chắp cánh cho sáng chế, không phải đánh đố để thi cử'
Chẳng ai phát minh ra được cái máy gặt đập lúa nếu không tận mắt nhìn thấy nông dân gặt đập lúa thủ công ra sao. Muốn theo kịp người ta thì phải làm được cái mà người ta đã làm rồi dù nó không tốt, không bền, không đẹp, không rẻ bằng đồ của nước ngoài. Không làm gì thì chẳng bao giờ làm được cái gì dẫn đến cây kim, sợi chỉ, đinh ốc...những thứ đơn giản nhất, tất cả đều nhập ngoại.
Chúng ta có các cơ sở sản xuất nhựa tổng hợp sản xuất ra túi xốp, xô, thùng, chậu, bàn ghế...nhưng lại không làm được vỏ điện thoại, vỏ máy tính, vỏ TV, vỏ máy giặt... đơn giản vì chúng ta không làm ra được những cái khuôn đúc có các kích thước siêu chính xác. Như vậy chúng ta phải cải tiến lại công nghệ làm khuôn đúc nhựa. Phải bắt đầu từ ngoài vào trong, từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất. Ít tiền thì bắt đều từ cái rẻ tiền, chả ai bắt anh ít tiền mà đâm đầu vào thứ cao siêu phức tạp.
Chúng ta thường hay nói đến thép. Vậy thép là gì? Là hỗn hợp của các nguyên tố Fe, C, S, các nguyên tố kim loại và phi kim loại khác nhau cùng với hàm lượng khác nhau. Những cái "khác nhau" này tạo ra các loại thép có tính chất lý hóa khác nhau. Trung Quốc có thể "copy" mẫu mã, nguyên lý vận hành và cấu tạo nhưng không thể copy được vật liệu. Họ vẫn phải đổ hàng núi tiền ra để thí nghiệm chế tạo các loại vật liệu có tính chất lý hóa tương đương với vật liệu cùng loại của ước ngoài. Cho nên, đừng có tưởng copy là không tốn tiền.
>> Trí tưởng tượng và đống phế thải - nguồn lực chắp cánh phát minh
Phương Tây có hàng núi những công thức thép này vì trong lịch sử hàng nghìn năm, các nhà giả kim thuật – những người có ý tưởng "điều chế" kim loại rẻ tiền thành vàng – đã thực hiện vô số thí nghiệm. Tuy kết quả cuối cùng vẫn là con số không to tướng nhưng họ đã để lại hàng núi tri thức về các phản ứng hóa học vô cơ cũng như hữu cơ, hàng núi các phương pháp luyện kim khác nhau.
Nhờ những tri thức này mà phương Tây đi trước cả thế giới một bước chứ chả phải mấy nước này giàu có gì cho cam. "Phát minh xuất phát từ mấy nước giàu", mấy nước này chắc hẳn là giàu từ cái hồi mới thành lập hả? Tuy nhiên, người phương Tây vẫn hơn phương Đông ở một điểm. Đó là họ dám nghĩ dám làm còn ta thì cái gì mà "thánh hiền" không đề cập luôn bị xem là "bàng môn tà đạo".
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm