(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Để phát minh được bạn cần có một trí tưởng tượng phong phú và một đống phế thải. Trí tưởng tượng: Các bạn nên nhờ rằng mọi ý tưởng của con người đều xuất phát bằng trí tưởng tượng.
Trí tưởng tượng là bản nháp, bản thảo đầu tiên của các ý tưởng của con người. Độ hoàn hảo và hiện thực của trí tưởng tượng tùy thuộc vào độ phong phú và rõ nét của trí tưởng tượng.
Nếu người phát minh có ít trí tưởng tượng thì sẽ phải thử đi thử lại nhiều lần sẽ tốn kém do dùng quá nhiều bản thảo thực tế. Nếu trí tưởng tượng phong phú, tốt thì sẽ dùng ít bản thảo thực tế sẽ giảm tốn kém.
>> 'Trường học chắp cánh cho sáng chế, không phải đánh đố để thi cử'
Những nước có các bộ kỳ thư, thần thoại, giai thoại, sách tốt đều có phát minh nhiều hơn, văn minh hơn. Ví dụ: gần chúng ta nhất là Trung Quốc với các bộ kỳ thư như Tam Quốc Chí, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử... Iran với các tác phẩm cổ tích Ba Tư... Và Do Thái với rất nhiều sách mà nổi tiếng là Thánh Kinh, rất nhiều nhà phát minh và đạt giải Nobel có nguồn gốc từ đây vì được chìm đắm trong trí tưởng tượng với các thế lực siêu nhiên, vô hình... Do đó chúng ta phải chăm lo văn hóa đọc và trí tưởng tượng của mình.
Một đống phế thải: Để đi đến hiện thực hóa thành sản phẩm thì chúng ta cần rất nhiều tiền để tạo ra các bản thử nghiệm, các bản thảo. Và chúng rất tốn kém trước khi có được bản thương mại chấp nhận được. Công việc phát minh rất tốn kém, đó là lý do phần lớn các phát minh đến từ các nước giàu có nhiều tiền để tiến hành thử nghiệm, nuôi dưỡng đội ngũ. Đó là vấn đề bạn sử dụng phát minh và phương pháp thương mại hóa chứ không phải là "phát minh" lại.
>> 'Các giáo sư, PGS nên chủ động kiếm tiền từ nghiên cứu, sáng chế'
Có nhiều phát minh được nhượng quyền chúng ta chỉ cần xin phép là có thể sử dụng. Một số phát minh không cần xin phép vì nhà phát minh không yêu cầu chi phí bản quyền như điện xoay chiều của Nikola Tesla. Nhiều phát minh không được phép sử dụng vì nhà phát minh muốn giữ lại cho các mục đích riêng.
Sao chép, đánh cắp, buộc chuyển giao công nghệ: Đó là việc giảm chi phí tới mức thích hợp và tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ:- đồng hồ Thụy Sĩ với phát minh bằng thạch anh có giá quá cao. Nhưng Nhật Bản nhanh chóng tạo ra đồng hồ tương tự giá rẻ để chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Andrew Carnegie (đại tư bản ngành thép Mỹ) không phải là người phát minh ra thép nhưng là người đã đưa ra ý tưởng xây dựng cầu bằng thép, đường ray xe lửa... từ thời kì thép chỉ đủ để sản xuất thìa, nĩa và các đồ trang sức. Và để thực hiện nó Andrew Carnegie là người đã lăn lộn trong các cơ sở luyện thép để cải tiến phương pháp sản xuất, nâng cao năng suất. Vấn đề của chúng ta là tìm ra phương thức sản xuất có thể thương mại hóa.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Thánh Tuệ