Cơ thể nhiễm vi khuẩn HP sẽ gây ra phản ứng miễn dịch, giúp kiểm soát nhiễm trùng nhưng có thể dẫn đến viêm dạ dày - một chứng viêm mạn tính, tiền đề phát triển thành ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP sinh sống trên niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra nhiều độc tố khiến cho DNA của tế bào niêm mạc dạ dày thay đổi, gây chuyển sản dạ dày ruột, viêm teo dạ dày, loạn sản và ung thư. Mặc dù các ca bệnh ung thư dạ dày có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao. Tuy nhiên theo TS.BS Trần Hải Bình (Phó trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), không phải trường hợp nào nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày do nhiễm khuẩn HP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độc tính của vi khuẩn, cơ địa của mỗi người, chế độ ăn uống... Do đó, điều quan trọng là cần có chế độ ăn uống khoa học (không bỏ bữa, ăn uống đúng giờ), tập thể dục thể thao phù hợp, tuân thủ phác đồ điều trị HP nếu bị nhiễm để giảm yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Câu 2: Vi khuẩn HP có tự hết không?