Điếc đột ngột là tình trạng mất hoặc mất một phần khả năng nghe trong thời gian rất ngắn, xảy ra cùng một lúc dần dần trong vài giờ đến vài ngày.
Theo thông tin của Viện Quốc gia về Điếc và Rối loạn Giao tiếp (Mỹ), thông thường điếc đột ngột chỉ ảnh hưởng đến một bên tai, khoảng 2% trường hợp là cả hai bên tai. Lâm sàng được gọi là "mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 0,1% người ở Mỹ mỗi năm, chủ yếu là những người trên 40.
Điếc đột ngột xảy ra do nhiều nguyên nhân, người gặp phải tình trạng này cần chú ý ngay để xác định rõ nguyên nhân và ngăn ngừa tình trạng điếc lâu dài. Điếc đột ngột thường đi kèm với cảm giác căng tức ở tai bị ảnh hưởng.
Nếu không được can thiệp đúng thời điểm, điếc đột ngột có thể dẫn đến mất thính lực toàn bộ, không thể nghe được tần số thấp hoặc cao, khó hiểu những gì mọi người đang trao đổi. Do tai có vai trò giữ thăng bằng nên điếc đột ngột có thể đi kèm với rối loạn tiền đình, chóng mặt, mất thăng bằng, say tàu xe.

Các tổn thương tai có thể gây ra điếc đột ngột. Ảnh: Shutterstock
Theo nghiên cứu "Bạn có thể nghe tôi nói không?" năm 2014 ở Canada, khoảng 90% các trường hợp mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột là vô căn, có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng. Nhiễm trùng được coi là nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được (13% các trường hợp). Ngoài nhiễm trùng, điếc đột ngột có thể là kết quả của các nguyên nhân sau.
Bệnh tự miễn: bệnh behcet, hội chứng cogan, lupus, các bệnh tai trong tự miễn dịch khác.
Nhiễm trùng: các tình trạng viêm màng cứng, HIV, bệnh lyme, quai bị, giangmai hoặc toxoplasmosis (nhiễm ký sinh trùng phổ biến).
Rối loạn mạch máu: xuất phát từ các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh hồng cầu hình liềm.
Neoplasm: khối u tiền đình, hối u ở não cũng là nguyên dẫn dẫn đến điếc đột ngột.
Tình trạng thần kinh: đau nửa đầu, đa xơ cứng.
Bệnh rối loạn tai: bệnh meniere (bệnh tai trong), xơ vữa (xương phát triển bất thường ở tai giữa), mở rộng ống tai.
Điếc đột ngột còn xảy ra do chấn thương, trải qua thủ thuật hoặc phẫu thuật, chấn thương niêm mạc (do thay đổi áp suất không khí như khi đi máy bay), gãy xương. Các bệnh lý về đái tháo đường và suy giáp cũng có thể gây điếc đột ngột. Điếc đột ngột đôi khi là hệ quả của tác dụng phụ một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu...
Với người bị điếc đột ngột, nếu thính lực không trở lại trong vòng 6-12 tháng thì khả năng bị điếc vĩnh viễn khá cao. Trong những trường hợp đó, các thiết bị hỗ trợ có thể có lợi. Máy trợ thính ngày nay cung cấp nhiều lựa chọn để khuếch đại âm thanh hoặc kích thích tai trong.
Một số người bị mất thính lực nghiêm trọng có thể sử dụng phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử, thiết bị thay thế ba xương nhỏ của tai giữa để cho phép người điếc và khiếm thính có thể nghe được âm thanh.
Điếc đột ngột hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng nếu nghi ngờ con mình có vấn đề về thính giác, hãy tìm cách điều trị ngay lập tức. Mất thính lực có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển lời nói, ngôn ngữ và nhận thức của một người.
Anh Chi (Theo VeryWellHealth)