Nỗi buồn khi chậm đường con cái
Ngày 30/9/2019 là ngày bé gái Đỗ Hồng Khanh đầy tháng, lanh lợi, kháu khỉnh, khỏe mạnh và xinh xắn. Đó cũng là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của chị Nguyễn Thị Chi (48 tuổi, Hà Nội).
Chị xúc động khi kể về câu chuyện gần 10 năm tìm con của mình. "Ngày ấy, nghe ai hỏi về con cái là thấy tủi thân vô hạn, bao đêm khóc ướt gối. Vợ chồng thương nhau sông cạn đá mòn, nhưng mái nhà vắng tiếng trẻ thơ vẫn chưa thể thành mái ấm, cảm giác vẫn thiếu hụt, chưa trọn vẹn", chị Chi nói.
Lập gia đình ở tuổi ngoại tứ tuần, khi bạn bè đã có người lên chức ông, chức bà thì vợ chồng chị Chi vẫn dắt díu nhau đi khắp nơi tìm một mụn con. Bốn năm sau ngày cưới, ngày chị thử que hai vạch, hai vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang khi chị bị lưu thai ở tuần thứ tám. Mãi hai năm sau, chị mới tìm lại được cảm giác có một sinh linh bé nhỏ đang tượng hình trong bụng mình. Nhưng thai nhi cũng không giữ được do tiếp tục bị sảy ở tuần thứ tám.
Những năm tháng sau đó, áp lực ngày càng tăng khi tháng nào que thử thai cũng chỉ một vạch. Họ hàng, làng xóm hỏi han, chị Chi giấu nước mắt, tủi thân vô hạn. Thương vợ, chồng chị gắng gượng động viên chị thử vận may với phương pháp thụ tinh ống nghiệm tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội.
Sau những lần kích trứng và chọc trứng, chị được chuyển hai phôi nhưng thất bại. Những tháng ngày sau đó, chị không nhớ đã uống bao nhiêu thứ thuốc, bao nhiêu lần đến bệnh viện, nhưng ước mơ làm mẹ vẫn rất xa vời.
IVF Tâm Anh - nơi thắp lên niềm hy vọng
Đầu năm 2018, sau quãng thời gian dài tìm hiểu và cân nhắc, vợ chồng chị Chi quyết định khám hiếm muộn tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) với niềm hy vọng vị bác sĩ nổi tiếng trong ngành vô sinh hiếm muộn - Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng sẽ giúp gia đình chị sinh con.
Khi đến với IVF Tâm Anh, Hà Nội, chị đã gần 50 tuổi. Lúc này, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị xuống thấp chỉ còn 1.11 - kèm theo nội tiết kém và đáp ứng kích thích buồng trứng kém nên cơ hội mang thai với chị càng mong manh hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ là 51. Mãn kinh cũng đặt dấu chấm hết cho khả năng sinh sản bằng noãn tự thân của nữ giới. Trên thực tế, rất hiếm khi một người phụ nữ có thể thụ thai trong vòng 10 năm trước thời điểm mãn kinh, bởi ở độ tuổi 40, khoảng 75% tổng số noãn bất thường về nhiễm sắc thể, làm giảm cơ hội thụ thai và tăng nguy cơ sảy thai.
"Chúng tôi hiểu rằng mình đang phải đối mặt với một 'đề bài' khó, bởi ở độ tuổi của chị Chi, việc thu được những nang noãn đủ chất lượng để tạo thành phôi rất nan giải. Lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp đương nhiên là điều tiên quyết", Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) cho biết.
Bác sĩ chuyên khoa I Cao Tuấn Anh, người cùng Phó giáo sư Lê Hoàng trực tiếp thăm khám và điều trị cho chị Chi chia sẻ thêm, đây là ca bệnh đặc biệt. Khó khăn phải đối mặt là khả năng mang thai và giữ thai của chị quá thấp. Không chỉ ít trứng, chất lượng trứng kém, chị còn có một khối u xơ tử cung. Chưa kể chất lượng cơ tử cung ở độ tuổi này có thể cản trở phôi làm tổ. Vì thế, khi điều trị cho chị, bác sĩ phải nghiên cứu, cân nhắc chọn phác đồ phù hợp dựa vào độ tuổi, nội tiết, dự trữ buồng trứng và tiền sử bệnh.
Khả năng mang thai quá thấp do khối u xơ và chất lượng cơ tử cung kém do độ tuổi khiến chị Chi lo lắng. "Vẫn biết ở độ tuổi này, đi tìm đứa con sẽ khó hơn trăm lần người trẻ tuổi khác nhưng sau khi nghe bác sĩ phân tích tình hình bệnh lý, tôi thấy nản lòng, nhưng phải gạt nước mắt để tiếp tục tìm con", chị Chi kể.
Bác sĩ Lê Hoàng cùng ekip y bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cùng dặn lòng dẫu có khó khăn thế nào cũng không được dừng lại, phải đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Giọt nước mắt hạnh phúc ngày gặp con
Để tránh các nguy cơ có thể xảy ra khi kích thích buồng trứng cho những người phụ nữ lớn tuổi như không có nang trội, chọc không có noãn (hội chứng nang trống), phác đồ "cá thể hóa" phù hợp nhất được các bác sĩ IVFTA lựa chọn cho chị Chi.
Sau kích trứng, các bác sĩ thu được hai nang trội và may mắn được hai noãn để tạo được hai phôi nhưng chỉ chọn được một phôi chất lượng tốt. Phôi cần được duy trì môi trường nuôi cấy ổn định, cung cấp đủ dinh dưỡng, nhiệt độ và pH luôn ở mức thích hợp trong hệ thống nuôi cấy, trang thiết bị tân tiến, cũng như hệ thống phòng nuôi cấy theo tiêu chuẩn quốc tế.
"Áp lực lúc này cũng đè nặng trên vai các kỹ thuật viên phôi học ở IVFTA. Bởi kỹ thuật nuôi phôi trong phòng Lab rất quan trọng để tạo những phôi thật chất lượng khi số lượng noãn thu được quá ít", bác sĩ Lê Hoàng chia sẻ.
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết thêm, khó khăn bủa vây, nhưng tinh thần lạc quan của chị Chi làm đội ngũ y bác sĩ trong quá trình điều trị rất ấn tượng. Dù có buồn, lo lắng vì nguy cơ thất bại ở độ tuổi của chị rất cao nhưng chị vẫn vững niềm tin vào bác sĩ, vào bản thân mình và tuân thủ phác đồ điều trị. Đó là điều đội ngũ bác sĩ luôn chia sẻ và động viên các bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị.
Đầu năm 2019, chị Chi được chuyển một phôi. Dù chỉ chuyển một phôi duy nhất nhưng chị đã thành công trong lần đầu thụ tinh ống nghiệm tại IVF Tâm Anh, Hà Nội. Có thai đã khó, giữ thai lại càng khó, nên hai vợ chồng cẩn thận từng bước đi. Mấy tuần đầu chị nằm viện theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Sau đó, thai kỳ tiến triển tốt, vợ chồng được ra viện về nhà. Đến tuần 34, đi khám nước ối ít, chị được bác sĩ theo dõi sát sao.
Ngày 31/8/2019, khi thai nhi 38 tuần, bác sĩ khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chủ động mổ lấy thai. Bé gái chào đời nặng 2,5 kg trong niềm hạnh phúc của gia đình và toàn bộ ekip bác sĩ. Gần một thập kỷ tìm con, chị Chi có được con từ chính số lượng noãn hạn hẹp ở độ tuổi gần kề tiền mãn kinh của mình.
Những giọt nước mắt hạnh phúc rơi trên má người mẹ ngay trên bàn sinh vào giây phút đầu tiên chị được ngắm nhìn hình hài cô con gái bé bỏng mà vợ chồng chị mong chờ, khao khát suốt 10 năm qua. Ở tuổi cận ngũ tuần, sau gần một thập kỷ tìm con, chị Chi sinh được con trong lần đầu thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.
Bác sĩ Lê Hoàng cho biết, người mẹ 48 tuổi vẫn có thể sinh con bằng noãn tự thân trở thành kỳ tích cho ngành hỗ trợ sinh sản còn khá non trẻ ở Việt Nam nói chung và tạo thành động lực cho đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) nói riêng. Câu chuyện ấy cứ truyền tai từ người này sang người khác, nối dài mãi niềm tin và hy vọng một ngày mai tươi sáng cho những gia đình hiếm muộn.
IVFTA - "cái nôi" gieo mầm sự sống
Theo đại diện IVF Tâm Anh, Hà Nội, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công trung bình là 63%, trong đó có nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi, nam giới không có tinh trùng kèm theo những bệnh lý phức tạp. Điều này đã giúp bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội có tiếng trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay. Tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm cao tại Việt Nam của IVFTA nhờ vào đội ngũ chuyên gia uy tín như Thầy thuốc nhân dân, Phó Giáo sư,Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hoàng; Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Quán Anh, cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị đồng bộ, phòng lab hiện đại, quy trình khám chữa bệnh thuận lợi, hiệu quả, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, phác đồ điều trị cá thể hóa và các loại thuốc mới nhất điều trị cho người bệnh.
Phó giáo sư Lê Hoàng chia sẻ, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, quá trình khám và tư vấn được thực hiện nhanh chóng và khoa học theo những phương pháp hiện đại để chẩn đoán chính xác tình trạng vô sinh hiếm muộn của cả vợ và chồng. Trên cơ sở đó, các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
Bệnh viện xây dựng hệ thống trung tâm phôi học (Lab) hiện đại, quy mô lớn trong khu vực với diện tích 192m2, đồng thời cũng là phòng Lab đạt tiêu chuẩn phòng sạch ISO 5 với độ vô khuẩn cao do có hệ thống Clean Room kiểm soát không khí riêng biệt. Lab IVFTA được bao quanh bởi các phòng lấy tinh trùng, chọc hút noãn, chuyển phôi, phòng di truyền... tạo ra quy trình khép kín, giúp các bước phối hợp trong thụ tinh ống nghiệm diễn ra nhanh, chuẩn xác mà còn đảm bảo tính riêng tư, thuận tiện cho khách hàng.
Phòng Lab còn đảm bảo điều kiện để nuôi cấy phôi, góp phần không nhỏ vào thành công của kỹ thuật cao trong IVF như sàng lọc tinh trùng, chọn trứng, tạo và nuôi cấy phôi, nhất là các kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng, nuôi phôi ngày 5; kể cả những kỹ thuật khó như kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM), sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS), chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5, kỹ thuật di truyền thế hệ mới NGS...
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Tâm Anh, Hà Nội được đầu tư về trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình chuẩn, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này. Địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám hiếm muộn: 1800 6858 (miễn phí cước).
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)