Các nghiên cứu đã chứng minh, nước muối giúp hút nước ra khỏi các mô miệng, tạo ra một hàng rào muối giúp ngăn ngừa các mầm bệnh có hại xâm nhập vào bên trong họng. Cơ chế này khiến nước muối súc miệng có tác dụng ngăn chặn virus và vi khuẩn, hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng ở miệng và cổ họng, ngăn ngừa tái phát các triệu chứng viêm trong một số trường hợp, bao gồm:
Đau họng: Scetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) trong nước muối có tác dụng làm giảm triệu chứng đau họng do cảm lạnh, cảm cúm. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ.
Giảm triệu chứng dị ứng: Trong nhiều trường hợp, dị ứng phấn hoa, lông chó mèo... có thể gây ra triệu chứng viêm họng. Bên cạnh nhiệm vụ loại bỏ tác nhân dị ứng, bạn có thể sử dụng nước muối súc miệng để giảm triệu chứng đau họng, khó chịu họng trong trường hợp này.
Cân bằng độ pH: Hỗn hợp này giúp trung hòa axit trong cổ họng do vi khuẩn tạo ra. Nó giúp duy trì sự cân bằng độ pH lành mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn không mong muốn trong miệng.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Súc miệng bằng nước muối có thể giúp cải thiện sức khỏe răng và nướu bằng cơ chế hút nước và vi khuẩn ra ngoài. Đây cũng được xem là cách giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng. Súc miệng hàng ngày giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại được tìm thấy trong nước bọt.
Giảm triệu chứng đau và viêm do lở loét: Biện pháp này còn có lợi trong việc làm dịu vết loét miệng, nước muối giúp giảm đau, giảm viêm do những vết loét này gây ra.
Loại bỏ hơi thở có mùi: Nếu bạn cảm thấy hơi thở của mình có mùi, bạn có thể thử súc miệng bằng nước muối. Đây là cách khá hiệu quả giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, giúp cải thiện mùi.
Nhiễm trùng xoang và đường hô hấp: Nước muối có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng...
Cách súc miệng nước muối
Bạn có thể làm nước muối súc miệng tại nhà và sử dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em trên 6 tuổi. Để làm nước muối, bạn có thể trộn khoảng 1/4 hoặc 1/2 thìa cà phê muối biển thô hoặc muối ăn pha với khoảng 200 ml nước (có thể là nước sôi để nguội hoặc nước ấm).
Bạn có thể súc miệng theo bất cứ cách nào bạn muốn, làm sao cho nước muối lưu trong cổ họng càng lâu càng tốt và nên kéo dài khoảng 30 giây mỗi lần, sau đó nhổ ra. Nước muối có thể làm mất nước nên người bệnh cần hạn chế uống quá nhiều.
Mọi người có thể cải thiện hương vị, giảm cảm giác ghê khi súc miệng bằng nước muối bằng cách thêm một ít mật ong, chanh vàng hoặc một số loại thảo mộc.
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa và giảm một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút ở miệng, cảm lạnh, cúm và viêm họng liên cầu khuẩn.... nhưng đây chỉ nên là một giải pháp hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Khi triệu chứng của bạn trở nặng, bạn nên đi khám để có chỉ định thuốc phù hợp, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Anh Chi (Theo Healthline, ETimes)